Chi tiết tin

  • Báo cáo của UBND TPHCM về tổng kết thi hành các Nghị định về công tác văn thư

    Ngày 25 tháng 6 năm 2015, Ủy ban nhân dân Thành phố ký và phát hành Báo cáo số 149/BC-UBND về Tổng kết thi hành Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP. Trong đó, phần nhận xét, đánh giá và đề xuất, kiến nghị tập trung các nội dung: ­­­­­­­­

    Ngày 25 tháng 6 năm 2015, Ủy ban nhân dân Thành phố ký và phát hành Báo cáo số 149/BC-UBND về Tổng kết thi hành Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP. Trong đó, phần nhận xét, đánh giá và đề xuất, kiến nghị tập trung các nội dung:  ­­­­­­­­
    1. Về nhận xét, đánh giá:
    a) Ưu điểm:
    Các mặt hoạt động của công tác văn thư như: công tác quản lý văn bản; thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản; lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào Lưu trữ cơ quan; việc quản lý và sử dụng con dấu đều có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đầy đủ, cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng đã góp phần đưa công tác quản lý và hoạt động văn thư của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố đi vào nền nếp và ổn định.
    Được sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, các cơ quan, tổ chức đã triển khai tổ chức thực hiện tốt công tác văn thư, lưu trữ. Từ đó, nhận thức về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của hoạt động văn thư được nâng lên trong công chức, viên chức; chất lượng văn bản ban hành đảm bảo về nội dung và thể thức, kỹ thuật trình bày từng bước góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác điều hành, quản lý của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức.
    Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến được đề cao kết hợp với việc ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn đã tạo nền tảng vững chắc cho việc tổ chức thực hiện và áp dụng.
    b) Hạn chế:
    Nhận thức về vai trò, vị trí của hoạt động văn thư đối với một số công chức, viên chức còn hạn chế: chưa nắm vững thể thức và kỹ thuật trình bày, soạn thảo văn bản, chưa quan tâm lập hồ sơ hoàn thiện, chưa thực hiện việc giao nộp hồ sơ vào Lưu trữ cơ quan dẫn đến tình trạng khó khăn trong công tác quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức mình.
    Chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp của người làm công tác văn thư còn thấp chưa khuyến khích được công chức, viên chức gắn bó lâu dài với công việc, nhiều công chức, viên chức muốn chuyển công tác khác để có mức lương và cơ hội phát triển tốt hơn.
    2. Đề xuất, kiến nghị:
    a) Về xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật:
    - Căn cứ các quy định của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP; Nghị định số 09/2010/NĐ-CP và tình hình thực tế, đề xuất Bộ Nội vụ sớm tổng kết và xây dựng Pháp lệnh về công tác văn thư để hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác văn thư.
    b) Tổ chức bộ máy văn thư và biên chế công chức, viên chức làm công tác văn thư:
    Cần quy định định mức biên chế, chức danh người làm văn thư, lưu trữ cho các cơ quan, tổ chức nhất là đối với phường, xã, thị trấn để công tác văn thư, lưu trữ được ổn định, phát triển.
    c) Về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức:
    Cần đưa nội dung công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ thành môn học bắt buộc đối với các trường chuyên nghiệp đào tạo trở thành công chức, viên chức nhà nước.
    d) Các yêu cầu thực tiễn phát sinh:
    - Quy định cụ thể về thẩm quyền ký trong các trường hợp:
    + Ký thừa ủy quyền trong cùng một cơ quan và trường hợp giao ký thừa ủy quyền đối với cơ quan cấp dưới (cơ quan trực thuộc); Quy định cụ thể về điều kiện ký thừa ủy quyền.
    + Cấp phó ký thay Thủ trưởng đơn vị trong trường hợp Thủ trưởng đơn vị được Thủ trưởng cơ quan giao ký thừa lệnh.
    - Cần có chế độ phụ cấp độc hại, phụ cấp đặc thù, trợ cấp khuyến khích, phụ cấp thâm niêm cho người làm công tác văn thư.
    đ) Các vấn đề khác:
    - Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản: Cần quy định thống nhất thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trong tất cả các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước, đoàn thể,…
    - Quản lý văn bản đi, đến: Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 5 của Thông tư số 07/2012/TT-BNV quy định lập sổ đăng ký văn bản đến hàng năm cho nhóm cơ quan bộ, ngành, cơ quan Trung ương thành riêng một sổ là không phù hợp đối với tất cả các cơ quan trực thuộc và có quy mô nhỏ của địa phương./.
    Xem nội dung chi tiết của Báo cáo