Chi tiết tin

  • Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Báo cáo Sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị số 19/2012/CT-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

    Ngày 26 tháng 3 năm 2013, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ký và ban hành Báo cáo số 61/BC-UBND về Sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị số 19/2010/CT-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ (VTLT) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

    gày 26 tháng 3 năm 2013, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ký và ban hành Báo cáo số 61/BC-UBND về Sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị số 19/2010/CT-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ (VTLT) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
    Theo đó, Báo cáo có 5 mục: Kết quả tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về VTLT; Nhận xét, đánh giá chung; Nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về VTLT; Tổ chức thực hiện và Đề xuất, kiến nghị.
    Tại mục nhận xét, đánh giá chung (Mục II), có nội dung:
    Qua 02 năm thực hiện Chỉ thị, với sự quyết tâm của lãnh đạo Thành phố, sự quan tâm của lãnh đạo các cơ quan, tổ chức và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CB.CC.VC) đã làm cho công tác quản lý nhà nước về VTLT của Thành phố có những chuyển biến và bước đột phá quan trọng cụ thể, như sau:
    1. Ưu điểm - Thuận lợi:
    a)Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ được tập trung mở rộng với nhiều hình thức phong phú; công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác VTLT được tăng cường đã tạo được sự chuyển biến tích cực trongnhận thứccủa đội ngũ CB.CC.VCvề vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác VTLT và tài liệu lưu trữ.
    b) Tổ chức bộ máy ngành VTLT được kiện toàn, đội ngũ CB.CC.VC ngành VTLT được tăng cường về số lượng và chất lượng, bước đầu đi vào tính chuyên nghiệp, cán bộ làm công tác VTLT được củng cố sự tự tin, lòng yêu nghề và hăng say trong công việc. Từ đó, công tác chuyên môn, nghiệp vụ từng bước đi vào nề nếp, ổn định và phát triển.
    c) Công tác quản lý nhà nước về VTLT ngày càng được tăng cường và chặt chẽ, hệ thống các văn bản quản lý về VTLT luôn được cập nhật, ban hành để phù hợp với tình hình mới; Luật Lưu trữ có hiệu lực thi hành là căn cứ pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành thể hiện sự chủ động, sáng tạo trong công tác tham mưu, đề ra các chính sách đột phá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản an toàn và phát huy tối đa giá trị tài liệu nhằm phục vụ lợi ích cho Nhà nước và người dân.
    d) Công tác VTLT tại các cơ quan, tổ chức được lãnh đạo quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả; công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ công tác VTLT được tăng cường góp phần thúc đẩy công tác VTLT đi vào nề nếp, ổn định. Bước đột phá quan trọng là Thành phố đã đầu tư xây dựng Trung tâm Lưu trữ Thành phố, khi đưa vào hoạt động sẽ tạo cho công tác văn thư, lưu trữ phát triển vượt bật.
    2. Hạn chế, khó khăn:
    a) Các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành chưa đồng bộ, có những văn bản đã lâu chưa được bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình hình mới nên khi thi hành còn nhiều bất cập.
    b) Nhận thức của lãnh đạo và CC.VC ở một số cơ quan, tổ chức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác VTLT và tài liệu lưu trữ còn hạn chế, chưa thực hiện nghiêm các quy định về VTLT do Nhà nước và Thành phố ban hành.
    c) Việc kiện toàn tổ chức bộ máy ngành VTLT các cấp theo tinh thần Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức Văn thư, Lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp còn chưa được quan tâm đúng mức; biên chế CC.VC VTLT ở một vài cơ quan, tổ chức và các cơ quan, đơn vị trực thuộc còn thiếu, trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác VTLT trong giai đoạn mới. Nhân sự làm công tác quản lý VTLT mặc dù được tăng cường nhưng vẫn còn thiếu về số lượng; đa số chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ; chính sách đãi ngộ với người làm công tác VTLT chưa phù hợp, từ đó tâm lý không ổn định, thường xuyên biến động nên tổ chức bộ máy và nhân sự chưa ổn định.
    d) Cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư cho công tác VTLT vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là kho lưu trữ ở một số cơ quan, tổ chức còn thiếu hoặc chưa được xây dựng đúng quy định; trang thiết bị còn thiếu và thô sơ; kinh phí cho hoạt động nghiệp vụ lưu trữ còn hạn chế, việc tổ chức thu thập, bảo quản tài liệu chưa tập trung thống nhất.
    đ) Việc lập hồ sơ hiện hành, giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan còn chưa được thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt, khối lượng hồ sơ, tài liệu tồn đọng chưa chỉnh lý còn rất lớn, chưa được đầu tư kinh phí và triển khai thực hiện tại nhiều cơ quan, tổ chức. Việc khai thác, sử dụng tài liệu chưa đáp ứng kịp thời theo yêu cầu, cơ sở vật chất trang thiết bị cho công tác VTLT còn hạn chế.  
    đ) Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản đi, đến và tra tìm tài liệu lưu trữ tại nhiều cơ quan, tổ chức còn chưa thực hiện hoặc thực hiện nhưng chưa đạt yêu cầu, còn lãng phí và chưa được thống nhất.
    Tại Mục III, Mục IV, Nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về VTLT và Tổ chức thực hiện, Ủy ban nhân dân Thành phố đã đề ra các nhiệm vụ nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về VTLT từ nay đến năm 2015. Đồng thời chỉ đạo, phân công cụ thể các cơ quan, tổ chức tiếp tục thực hiện Chỉ thị nêu trên./.