Chi tiết tin

  • Bộ Nội vụ hướng dẫn phương hướng, nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ năm 2018 [08-01-2018]

    Theo archives.gov.vn, ngày 08 tháng 01 năm 2018, Bộ Nội vụ ban hành Công văn số 73/BNV-VTLTNN về hướng dẫn phương hướng, nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ năm 2018 đối với các cơ quan, tổ chức.

     Nội dung chủ yếu của Công văn hướng dẫn gồm có:

    1. Quản lý, chỉ đạo nhiệm vụ thường xuyên

    a) Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn công tác văn thư, lưu trữ

    - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ

    - Xây dựng ban hành văn bản quản lý, văn bản hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ

    - Công tác tổ chức cán bộ, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ

    - Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ: Các địa phương cần xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ đối với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh theo các nội dung sau:

    + Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ;

    + Công tác văn thư: Soạn thảo và ban hành văn bản; quản lý văn bản đi, văn bản đến; lập hồ sơ, giao nộp hồ sơ vào Lưu trữ cơ quan (theo Danh mục hồ sơ, tình hình xây dựng Danh mục hồ sơ); quản lý và sử dụng con dấu;

    + Thực hiện hoạt động nghiệp vụ lưu trữ: Thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu lưu trữ; bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ (tình hình kho tàng, trang thiết bị và các biện pháp khác để bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ); tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ và số hóa tài liệu;

    + Cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ và thực hiện việc quản lý, giám sát chất lượng hoạt động dịch vụ chỉnh lý tài liệu lưu trữ trên địa bàn của địa phương theo đúng quy định của pháp luật về lưu trữ;

    + Thực hiện chế độ báo cáo thống kê công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ.

    b) Hiện đại hóa công tác văn thư, lưu trữ

    - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức. Xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý tài liệu lưu trữ và phục vụ khai thác tài liệu. Ở địa phương, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh, Sở thông tin và Truyền thông về hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ trong quản lý tài liệu điện tử và ứng dụng các phần mềm quản lý văn bản.

    - Nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về văn thư, lưu trữ.

    c) Quản lý tài liệu tại Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử tỉnh

    - Xây dựng kế hoạch để thu tài liệu và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để giao nộp vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử.

    - Lập và thực hiện các kế hoạch, đề án nâng cấp phông, tu bổ - phục chế tài liệu, số hóa tài liệu lưu trữ phù hợp với điều kiện của Bộ, ngành, địa phương.

    - Phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước thực hiện việc công bố, giới thiệu về tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử tỉnh với các hình thức như trưng bày, triển lãm, viết bài, xuất bản sách giới thiệu tài liệu lưu trữ…trên báo, tạp chí, trang thông tin điện tử.

    2. Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm

    Năm 2018, các Bộ, ngành, UBND các tỉnh cần tập trung quản lý, chỉ đạo thực hiện 04 nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

    a) Tổ chức Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Luật Lưu trữ.

    b) Quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử và Công văn số 5709/BNV-VTLTNN ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TTg.

    c) Các cơ quan, tổ chức cần bố trí đủ kinh phí cho hoạt động văn thư, lưu trữ theo quy định tại Điều 39 của Luật Lưu trữ.

    d) Đối với các tỉnh chưa thực hiện việc xây dựng Quy hoạch ngành Văn thư - Lưu trữ cần rà soát để xây dựng Quy hoạch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035./.

    Tệp đính kèm

Lượt xem: 6575

Tin khác