Chi tiết tin
-
Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư [13-03-2020]
Theo vanban.chinhphu.vn, ngày 05 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ký và ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Nghị định số 110/2004/NĐ-CP và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP hết hiệu lực từ ngày Nghị định này có hiệu lực pháp luật.
Nghị định có phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
Nghị định này quy định về công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư. Công tác văn thư được quy định tại Nghị định này bao gồm: Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức); Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp căn cứ quy định của Nghị định này và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp.
Nghị định có bố cục 7 chương, 38 điều:
Chương I - Quy định chung (Điều 1 - Phạm vi điều chỉnh, Điều 2 - Đối tượng áp dụng, Điều 3 - Giải thích từ ngữ, Điều 4 - Nguyên tắc, yêu cầu quản lý công tác văn thư, Điều 5 - Giá trị pháp lý của văn bản điện tử, Điều 6 - Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác văn thư).
Chương II - Soạn thảo, ký ban hành văn bản hành chính, có 2 mục, 7 Điều: Mục 1 - Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính (Điều 7 - Các loại văn bản hành chính, Điều 8 - Thể thức văn bản, Điều 9 - Kỹ thuật trình bày văn bản); Mục 2 - Soạn thảo và ký ban hành văn bản hành chính (Điều 10 - Soạn thảo văn bản, Điều 11 - Duyệt bản thảo văn bản, Điều 12 - Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành, Điều 13 - Ký ban hành văn bản).
Chương III - Quản lý văn bản, có 3 mục, 14 điều: Mục 1 - Quản lý văn bản đi (Điều 14 - Trình tự quản lý văn bản đi, Điều 15 - Cấp số, thời gian ban hành văn bản, Điều 16 - Đăng ký văn bản đi, Điều 17 - Nhân bản, đóng dấu, ký số của cơ quan, tổ chức và dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, Điều 18 - Phát hành và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi, Điều 19 - Lưu văn bản đi); Mục 2 - Quản lý văn bản đến (Điều 20 - Trình tự quản lý văn bản đến, Điều 21 - Tiếp nhận văn bản đến, Điều 22 - Đăng ký văn bản đến, Điều 23 - Trình, chuyển giao văn bản đến, Điều 24 - Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến); Mục 3 - Sao văn bản (Điều 25 - Các hình thức bản sao, Điều 26 - Giá trị pháp lý của bản sao, Điều 27 - Thẩm quyền sao văn bản).
Chương IV - Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, có 4 điều (Điều 28 - Lập Danh mục hồ sơ, Điều 29 - Lập hồ sơ, Điều 30 - Nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Điều 31 - Trách nhiệm lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan).
Chương V - Quản lý, sử dụng con dấu và thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư, có 2 điều (Điều 32 - Quản lý con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật, Điều 33 - Sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật).
Chương VI - Quản lý nhà nước về công tác văn thư, có 3 điều (Điều 34 - Nội dung quản lý nhà nước về công tác văn thư, Điều 35 - Trách nhiệm quản lý công tác văn thư, Điều 36 - Kinh phí cho công tác văn thư).
Chương VII - Điều khoản thi hành, có 2 điều (Điều 37 - Hiệu lực thi hành, Điều 38 - Trách nhiệm thi hành).
Ban hành kèm theo Nghị định có 6 phụ lục quy định chi tiết các mặt hoạt động của công tác văn thư:
Phụ lục I - Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản.
Phụ lục II - Viết hoa trong văn bản hành chính.
Phụ lục III - Bảng chữ viết tắt tên loại, mẫu trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản.
Phụ lục IV - Mẫu về quản lý văn bản.
Phụ lục V - Lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan.
Phụ lục VI - Hệ thống quản lý tài liệu điện tử.
Nghị định về công tác văn thư mới ban hành, đã quy định chi tiết, cụ thể của các mặt hoạt động trong công tác văn thư và có nhiều nội dung mới điều chỉnh, bổ sung so với 02 Nghị định đã ban hành trước đó về công tác này.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về một số nội dung mới, chủ yếu của từng mặt hoạt động này, xin quý bạn đọc đón xem./.
HVP
Lượt xem: 6141
Tin khác
- Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ khi sáp nhập, hợp nhất lại cơ quan, tổ chức [02-01-2025]
- Hội nghị công tác văn thư, lưu trữ năm 2025 [02-01-2025]
- QUỐC HỘI THÔNG QUA LUẬT LƯU TRỮ NĂM 2024 [31-07-2024]
- Giấy mời dự Hôi nghị công tác văn thư, lưu trữ năm 2024 [29-01-2024]
- Giấy mời dự Hôi nghị công tác văn thư, lưu trữ năm 2024 [29-01-2024]
- Về việc báo cáo thống kê công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ năm 2023 [09-01-2024]
- Triển khai thực hiện Thông tư số 13/2023/TT-BNV ngày 31/8/2023 [07-11-2023]
- Hướng dẫn hoạt động thu thập và nộp lưu hồ sơ, tài liệu lưu trữ điện tử vào Lưu trữ lịch sử [07-09-2023]
- hướng dẫn hoạt động thu thập và nộp lưu hồ sơ, tài liệu lưu trữ điện tử vào Lưu trữ lịch sử [07-09-2023]
- Quyết định ban hành Quy trình thẩm định, phê duyệt Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu và giao, nhận hồ sơ, tài liệu vào Trung tâm Lưu trữ lịch sử Thành phố [30-08-2023]
- Về việc ban hành Danh mục thành phần hồ sơ, tài liệu của các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ lịch sử Thành phố [18-08-2023]
- Về việc báo cáo tình hình chỉnh lý tài liệu lưu trữ tồn đọng giai đoạn 1975 - 2015 và thu thập hồ sơ, tài liệu giai đoạn 2016 -2022 [24-07-2023]
- Khảo sát thực tế hồ sơ, tài liệu tồn đọng giai đoạn 1975 - 2015 tại các cơ quan [19-04-2023]
- Về triển khai, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh [24-03-2023]
- Công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ năm 2023 [13-02-2023]