Chi tiết tin

  • Đề án chỉnh lý tài liệu lưu trữ tồn đọng của cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1975 - 2015 [26-10-2017]

    Ngày 24 tháng 10 năm 2017, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đề án chỉnh lý tài liệu lưu trữ tồn đọng của cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1975 - 2015.

    Quyết định phê duyệt Đề án chỉnh lý tài liệu lưu trữ tồn đọng của cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1975 - 2015 với nội dung chủ yếu:

    1. Đặc điểm tình hình: Nhằm chuẩn bị nguồn tài liệu của các cơ quan, tổ chức đủ tiêu chuẩn và điều kiện để thu thập vào Trung tâm Lưu trữ lịch sử khi đưa vào sử dụng, yêu cầu đặt ra cần có giải pháp xử lý tình trạng hồ sơ, tài liệu tồn đọng tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố, góp phần tăng cường quản lý tài liệu tại Lưu trữ cơ quan và Trung tâm Lưu trữ lịch sử Thành phố.

    2. Hiện trạng tài liệu, kho lưu trữ và nhân sự làm công tác lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố: Hiện trạng công tác lưu trữ, tài liệu lưu trữ của các sở, ban, ngành trên địa bàn Thành phố; hiện trạng Kho Lưu trữ; hiện trạng nhân sự làm công tác lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức.

    3. Nội dung, nhiệm vụ chỉnh lý tài liệu tồn đọng: Về cơ sở pháp lý, trách nhiệm trong quản lý và chỉnh lý tài liệu; mục tiêu; nhiệm vụ trọng tâm chỉnh lý tài liệu lưu trữ; nhiệm vụ cụ thể chỉnh lý tài liệu lưu trữ; yêu cầu, tổ chức quản lý chất lượng chỉnh lý hồ sơ, tài liệu.

    Nội dung của nhiệm vụ trọng tâm và cụ thể: 4 nhóm cơ quan thuộc đối tượng thực hiện nhiệm vụ của Đề án. Đối với nhóm 1, cơ quan sở, ban, ngành, có 35 cơ quan được đưa vào các cơ quan, tổ chức thực hiện chỉnh lý; lộ trình thời gian từ năm 2018 đến 2022; ước tính kinh phí hơn một trăm tỷ đồng. 

    3. Tổ chức thực hiện

    a) Các cơ quan, tổ chức: Xây dựng kế hoạch, kinh phí trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện việc chỉnh lý tài liệu tồn đọng theo nội dung và tiến độ thời gian của Đề án; chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra để công tác chỉnh lý tài liệu đảm bảo chất lượng, hiệu quả; thực hiện chế độ thông tin báo cáo tiến độ và kết quả chỉnh lý theo hướng dẫn của Sở Nội vụ; tổ chức nghiệm thu đưa vào sử dụng có hiệu quả, tiếp thu kế thừa thành quả chỉnh lý để tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và vai trò Lưu trữ cơ quan. Tổ chức cho công chức, viên chức thực hiện việc lập và giao nộp hồ sơ vào Lưu trữ cơ quan, chấm dứt tình trạng hồ sơ được hình thành trong quá trình hoạt động không được lập và dẫn đến tồn đọng.

    b) Sở Nội vụ: Triển khai thực hiện Đề án này đồng thời hướng dẫn các cơ quan xây dựng kế hoạch chỉnh lý tài liệu tồn đọng; giao Chi cục Văn thư - Lưu trữ chủ trì thẩm định, xác định tình hình thực tế tài liệu; tham mưu phối hợp với Sở Tài chính thẩm định trình UBND Thành phố xem xét phê duyệt và cấp kinh phí cho các cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện việc chỉnh lý tài liệu tồn đọng; báo cáo sơ kết, tổng kết công tác chỉnh lý cho UBND Thành phố; đề xuất khen thưởng các cơ quan, tổ chức thực hiện tốt công tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ đồng thời đề xuất phê bình, kiểm điểm các cơ quan, tổ chức thực hiện chưa tốt công tác này.

    c) Sở Tài chính: Hàng năm, tham mưu Thường trực UBND Thành phố cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn kinh phí không thường xuyên để thực hiện chỉnh lý tài liệu tồn đọng và mua sắm trang thiết bị, vật tư bảo quản tài liệu sau khi chỉnh lý tại các sở, ban, ngành; phối hợp Sở Nội vụ hướng dẫn các cơ quan, tổ chức lập dự trù kinh phí công tác chỉnh lý tài liệu; hướng dẫn các nhóm cơ quan, tổ chức tại Đề án này sử dụng nguồn kinh phí không thường xuyên để tổ chức chỉnh lý tài liệu lưu trữ tại cơ quan, tổ chức; chủ trì và phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định và trình UBND Thành phố duyệt cấp kinh phí chỉnh lý tài liệu tồn đọng tại các cơ quan, tổ chức theo nội dung và tiến độ của Đề án./.

    Tệp đính kèm

Lượt xem: 3440