Chi tiết tin

  • Thực tiễn quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ tại Thành phố Hồ Chí Minh [28-09-2022]

    Xin giới thiệu đến bạn đọc báo cáo tham luận "Thực tiễn quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ tại Thành phố Hồ Chí Minh" của ông Huỳnh Văn Phúng, Chi cục trưởng Chi cục Văn thư - Lưu trữ Thành phố, báo cáo được trình bày tại Hội nghị và đăng trên kỷ yếu Tọa đàm khoa học hoạt động dịch vụ lưu trữ được Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức vào ngày 28 tháng 9 năm 2022 tại Trung tâm Khoa học kỹ thuật văn thư - Lưu trữ và trực tuyến với các điểm cầu các tỉnh.

     

    THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LƯU TRỮ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    Huỳnh Văn Phùng, Chi cục trưởng Văn thư - Lưu trữ Thành phố Hồ Chí Minh

     

    Nội dung đề cương báo cáo:

    I. KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC VĂN THƯ - LƯU TRỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    II. VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LƯU TRỮ

    1. Ban hành văn bản hướng dẫn và giải pháp quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ

    2. Nội dung kế hoạch và giải pháp thực hiện quản lý

    III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VIỆC QUẢN LÝ

    1. Về công tác thông tin tuyên truyền

    2. Về tiếp nhận và quản lý đăng ký thông tin hoạt động

    3. Về cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ

    4. Về công tác quản lý, thẩm định kiểm tra

    IV. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

    1. Khó khăn, hạn chế

    2. Đề xuất, kiến nghị

    _______________________

    Nội dung chuyên đề

    I. KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC VĂN THƯ - LƯU TRỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    Chi cục Văn thư - Lưu trữ Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quy định tại Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Bộ Nội vụ và được kiện toàn tổ chức bộ máy theo Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tiếp tục củng cố, ổn định hoạt động theo Thông tư số 05/2021/TT-BNV ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    Về cơ cấu tổ chức: Chi cục có 02 phòng chuyên môn và 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Quản lý Văn thư - Lưu trữ và Trung tâm Lưu trữ lịch sử.

    Về biên chế: Chi cục có 21 biên chế (14 biên chế công chức, 07 hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP); Trung tâm Lưu trữ lịch sử có 36 biên chế viên chức.

    Phòng Quản lý Văn thư - Lưu trữ có 05 biên chế làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ, trong đó có nhiệm vụ quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ.

    II. VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LƯU TRỮ

    1. Ban hành văn bản hướng dẫn và giải pháp quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ

    Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật:  Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ; Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ; Thông tư số 02/2020/TT-BNV ngày 14 tháng 7 năm 2020 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2014/TT-BNV;

    Chi cục Văn thư - Lưu trữ tham mưu và ban hành các văn bản:

    1.1. Kế hoạch số 74/KH-SNV ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Giám đốc Sở Nội vụ về thực hiện Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ.

    1.2. Thực hiện Kế hoạch số 74/KH-SNV ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Sở Nội vụ về thực hiện Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2014, Chi cục Văn thư - Lưu trữ xây dựng và Kế hoạch số 333/KH-CCVTLT về tổ chức thực hiện các nội dung chi tiết về tham mưu việc quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ. Theo đó, Kế hoạch này cụ thể hóa Kế hoạch của Sở Nội vụ.

    Để tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch này, Chi cục đã thành lập Tổ công tác, phân công, xác định trách nhiệm của các Phòng, công chức và quy định thời gian hoàn thành của từng công việc cụ thể.

    1.3. Chi cục Văn thư - Lưu trữ tham mưu Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Công văn số 7098/UBND-VX ngày 31 tháng 12 năm 2014 về việc hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ theo Thông tư số 09/2014/TT-BNV và ngày 24 tháng 7 năm 2015. Trong đó, có các nội dung chỉ đạo tổ chức thực hiện Thông tư số 09/2014/TT-BNV.

    1.4. Căn cứ Quyết định số 744/QĐ-BNV ngày 11 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 3605/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2015 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Lưu trữ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó có Thủ tục cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ, được điều chỉnh tại Quyết định số 2566/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2021 về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực lưu trữ thuộc phạm vi chức năng  quản lý của Sở Nội vụ.

    Sau đó, căn cứ Quyết định số 909/QĐ-BNV ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc lĩnh vực văn thư, lưu trữ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 4190/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2021 về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực lưu trữ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ.

    Trong đó, cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ là một trong 04 thủ tục của Sở Nội vụ triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và ISO điện tử kể từ ngày 03 tháng 10 năm 2018 theo Thông báo số 3762/TB-SNV ngày 03 tháng 10 năm 2018 và Công văn số 3801/SNV-VP ngày 05 tháng 10 tháng 2017 của Sở Nội vụ.

     Trước đó, ngày 05 tháng 10 năm 2017, Chi cục Văn thư - Lưu trữ tổ chức Hội nghị triển khai quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ. Hội nghị có đại diện của 8/12 tổ chức có đăng ký thông tin hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố tham dự.

    1.5. Tham mưu Sở Nội vụ ban hành cac văn bản hướng dẫn:

    a) Hướng dẫn số 3582/HD-SNV ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Sở Nội vụ  một số nội dung về quy định sử dụng dịch vụ lưu trữ đối với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố;

    b) Công văn số 249/SNV-CCVTLT ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Sở Nội vụ về việc tổ chức sử dụng dịch vụ chỉnh lý tài liệu lưu trữ theo Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ.

    c) Hướng dẫn số 3612/HD-SNV ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Sở Nội vụ một số nội dung về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

    1.6. Thực hiện Thông tư số 02/2020/TT-BNV ngày 14 tháng 7 năm 2020 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ; Sở Nội vụ đã ban hành Công văn số 3218/SNV-CCVTLT ngày 06 tháng 8 năm 2020 về việc tổ chức thực hiện Thông tư số 02/2020/TT-BNV ngày 14 tháng 7 năm 2020 của Bộ Nội vụ theo đó, giao Chi cục Văn thư - Lưu trữ:

    - Nghiên cứu xây dựng thành phần hồ sơ và tham mưu Sở Nội vụ ban hành thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ và giao Chi cục Văn thư - Lưu trữ tổ chức tiếp nhận, quản lý hồ sơ đăng hoạt động dịch vụ lưu trữ của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoạt động trên địa bàn Thành phố; Ký xác nhận Phiếu đăng hoạt động dịch vụ lưu trữ; ký văn bản xác nhận, trả lời việc đăng ký của các tổ chức, các nhân có yêu cầu.

    - Thực hiện Thông tư số 02/2020/TT-BNV, ngày 31 tháng 8 năm 2020, Sở Nội vụ ban hành Thông báo số 3652/TB-SNV về việc tiếp nhận đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ. Thông báo này đề nghị các tổ chức hoạt động dịch vụ lưu trữ đăng ký và xác định thành phần hồ sơ, mẫu phiếu đăng ký.

    2. Nội dung kế hoạch và giải pháp thực hiện quản lý

    2.1. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch số 74/KH-SN

    a) Về mục đích yêu cầu:

    - Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư số 09/2014/TT-BNV kịp thời đúng tiến độ thời gian quy định và đạt hiệu quả.

    - Nhằm giúp Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức quản lý nhà nước về công tác lưu trữ nhất là công tác quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ.

    - Tăng cường công tác cải cách hành chính nhà nước về cung cấp các dịch vụ công và công tác quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố. Xây dựng quy trình thủ tục về cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động hành nghề dịch vụ lưu trữ.

    - Từng bước đưa công tác quản lý dịch vụ lưu trữ vào nền nếp, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý dịch vụ lưu trữ đảm bảo việc quản lý, kiểm tra chất lượng của hoạt động chỉnh lý đối với các tổ chức, cá nhân.

    b) Nội dung chủ yếu của Kế hoạch, bao gồm các phần việc:

    - Hướng dẫn thực hiện Thông tư số 09/2014/TT-BNV:

    + Xây dựng trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện nội dung của Thông tư số 09/2014/TT-BNV.

    + Tham mưu xây dựng trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy trình thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ.

    + Chi cục Văn thư - Lưu trữ xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch

    - Công tác thông tin tuyên truyền, triển khai, hướng dẫn, quản lý và kiểm tra thực hiện Thông tư số 09/2014/TT-BNV

    + Công tác thông tin, tuyên truyền: Tổ chức viết tin, bài giới thiệu nội dung của Thông tư số 09/2014/TT-BNV trên Trang thông tin điện tử của Sở Nội vụ; phát hành công văn đến các cơ quan, tổ chức giới thiệu Thông tư số 09/2014/TT-BNV.

    + Tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Thông tư số 09/2014/TT-BNV

    c) Tiếp nhận, quản lý phôi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ

    d) Tổ chức tiếp nhận, cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ lưu trữ

    e) Việc quản lý, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động dịch vụ lưu trữ và sử dụng Chứng chỉ hành nghề lưu trữ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố

    g) Chế độ thông tin báo cáo quá trình thực hiện Thông tư.

    2.2. Nội dung giải pháp thực hiện

    Về yêu cầu trong việc sử dụng dịch vụ lưu trữ theo Hướng dẫn số 3582/HD-SNV, Công văn số 249/SNV-CCVTLT có nội dung chủ yếu:

    a) Về phối hợp xác định năng lực, lựa chọn tổ chức thực hiện chỉnh lý tài liệu lưu trữ: Các cơ quan, tổ chức sử dụng dịch vụ chỉnh lý tài liệu lưu trữ cần ưu tiên lựa chọn tổ chức có cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ tham gia hoạt động chỉnh lý tài liệu lưu trữ. Trước khi ký hợp đồng dịch vụ chỉnh lý tài liệu lưu trữ với các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ lưu trữ (chỉnh lý, số hóa…), các cơ quan, tổ chức cần thẩm định năng lực chuyên môn của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ lưu trữ.

    Trường hợp cần thiết, các cơ quan, tổ chức tham khảo ý kiến Chi cục Văn thư - Lưu trữ về năng lực chuyên môn của các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ lưu trữ (gửi kèm theo 01 bộ hồ sơ năng lực gồm: Văn bản chứng minh thành lập tổ chức và đăng ký hoạt động; Văn bản chứng minh có cơ sở vật chất, nhân lực phù hợp để thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ và Danh sách những cá nhân thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ của tổ chức kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề lưu trữ của các cá nhân hành nghề lưu trữ).

    b) Về phối hợp kiểm tra giám sát nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ: Sau khi ký hợp đồng, các cơ quan, tổ chức gửi hồ sơ (bản sao) về Chi cục Văn thư - Lưu trữ để theo dõi quản lý, gồm:

    - Hợp đồng cung cấp chỉnh lý tài liệu;

    - Phương án thực hiện chỉnh lý tài liệu;

    - Hồ sơ năng lực (trường hợp cơ quan, tổ chức thẩm định năng lực chuyên môn của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ lưu trữ).

    c) Trong thời gian thực hiện hợp đồng, Chi cục Văn thư - Lưu trữ sẽ tiến hành kiểm tra nhằm đảm bảo việc thực hiện cung cấp dịch vụ lưu trữ đúng quy định, đạt hiệu quả và chất lượng.

    d) Trước khi ký nghiệm thu kết quả cung cấp dịch vụ lưu trữ với các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ lưu trữ (chỉnh lý, số hóa…); các cơ quan, tổ chức thuê chỉnh lý tài liệu có văn bản đề nghị Chi cục Văn thư - Lưu trữ phối hợp, kiểm tra kết quả cung cấp dịch vụ chỉnh lý tài liệu lưu trữ của các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ lưu trữ để đảm bảo chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ chỉnh lý tài liệu lưu trữ.

    III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VIỆC QUẢN LÝ

    1. Về công tác thông tin tuyên truyền

    a) Để quản lý các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố, năm 2015, Chi cục Văn thư - Lưu trữ tham mưu Sở Nội vụ đăng thông báo trên Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Người Lao Động, Báo Tuổi Trẻ mời các tổ chức, cá nhân đang hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đăng ký thông tin hoạt động dịch vụ lưu trữ và tham dự Hội nghị triển khai thực hiện Thông tư số 09/2014/TT-BNV.

    b) Sau khi xây dựng website, Chi cục Văn thư - Lưu trữ mở mục thông tin về quản lý dịch vụ lưu trữ trên website Chi cục Văn thư - Lưu trữ để tổ chức thông tin tuyên truyền các văn bản quy định, thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình hoạt động và niêm yết danh sách các tổ chức, cá nhân đă đăng ký hoạt động dịch vụ và được cấp chứng chỉ hành nghề lưu trữ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

    2. Về tiếp nhận và quản lý đăng ký thông tin hoạt động

    Chi cục Văn thư  - Lưu trữ đã phân công chuyên viên phụ trách, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và trình ký xác nhận vào mẫu đăng ký thông tin (làm con dấu có các thể thức thống nhất) đồng thời theo dõi và trực tiếp hướng dẫn, trả lời, tham mưu văn bản phúc đáp hoặc xác nhận việc đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ cho các cơ quan, tổ chức.

    Theo số liệu thống kê và quản lý tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn Thành phố, đến nay có 23 tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động dịch vụ.Trong đó, có 05 tổ chức, cá nhân đăng ký thông tin lại theo Thông tư số 02/2020/TT-BNV.

    3. Về cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ

    Thực hiện thủ tục hành chính, việc cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề lưu trữ, Chi cục tiếp nhận thẩm định và trình Giám đốc Sở Nội vụ ký, trả kết quả cho các cá nhân đúng thời gian quy định.

    Đến nay, Chi cục tham mưu Sở Nội vụ Thành phố đã cấp 57 Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cho cá nhân hành nghề chỉnh lý tài liệu lưu trữ.Trong đó, cấp mới 42, cấp lại 15 (hoạt động chỉnh lý 48, số hóa 09).

    Ngoài ra, tiếp nhận xử lý thông tin của nhiều tổ chức, cá nhân có nội dung liên quan đến hoạt động dịch vụ lưu trữ và trả lời, hướng dẫn kịp thời qua các kênh thông tin như phúc đáp văn bản, trả lời trên mục hỏi đáp trên website, email, fanpage và điện thoại.

    4. Về công tác quản lý, thẩm định kiểm tra

    a) Tiếp nhận, nghiên cứu và có ý kiến về hồ sơ năng lực của các tổ chức cá nhân hoạt động dịch vụ trên địa bàn khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức.

     Tiếp nhận đề nghị và thực hiện rà soát, có ý kiến về đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ của các tổ chức, cá nhân với 23 lượt rà soát, có ý kiến.

    b) Tổ chức kiểm tra, rà soát kết quả, chất lượng hoạt động dịch vụ lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn.

    Tiếp nhận đề nghị và tổ chức thực hiện kiểm tra, rà soát kết quả chất lượng chỉnh lý tài liệu lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức với 52 lượt kiểm tra. 

    VI. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

    1. Khó khăn, hạn chế

    a) Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn, số lượng tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ lưu trữ tập trung hoạt động nhiều và cạnh tranh mạnh. Một số tổ chức còn chưa chú trọng đến chất lượng.

    b) Chuyên môn, kỹ thuật ở một số tổ chức, cá nhân chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản của các bước chỉnh lý kết quả, chất lượng hoạt động chỉnh lý tài liệu chưa đồng đều, thống nhất.

     So với yêu cầu thực tiễn đang đặt ra các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ còn chưa quan tâm và yếu ở các bước chuẩn bị như việc biên soạn các văn bản hướng dẫn chỉnh lý và lập kế hoạch chỉnh lý; về xác định phông nguồn, xác định giá trị tài liệu, lập hồ sơ dẫn đến việc khai thác, sử dụng, lựa chọn, xác định nguồn tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử và tiến tới thực hiện số hóa, bồi nền, tu bổ phục chế tài liệu gặp khó khăn.

    c) Chưa có chế tài xử lý các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ lưu trữ  không đạt chất lượng.

    2. Đề xuất, kiến nghị

    a) Bộ Nội vụ hoàn thiện cơ sở pháp lý về điều kiện đăng ký hoạt động, phạm vi hoạt động, thẩm quyền quản lý, về công tác kiểm tra hoạt động và báo cáo kết quả hoạt động của các tổ chức.

    b) Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước cần hướng dẫn thống nhất về kết quả, chất lượng thực hiện chỉnh lý tài liệu; về yêu cầu sử dụng công cụ, trang thiết bị bảo quản tài liệu lưu trữ (trường hợp lựa chọn sử dụng bìa, hộp, giá kệ bảo quản tài liệu lưu trữ có thời hạn sử dụng, cơ quan, tổ chức có nguồn kinh phí hạn chế) nhằm nâng cao kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ lưu trữ, sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm và có hiệu quả của các tổ chức, cá nhân./.

     

    Tài liệu tham khảo:

    Luật Lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2011;

    Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ;

    Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ;

    Thông tư số 02/2020/TT-BNV ngày 14 tháng 7 năm 2020 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2014/TT-BNV;

    Thông tư số 05/2021/TT-BNV ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;

    Công văn số 7098/UBND-VX ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ theo Thông tư số 09/2014/TT-BNV và ngày 24 tháng 7 năm 2015;

    Kế hoạch số 74/KH-SNV ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Sở Nội vụ về thực hiện Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ;

    Kế hoạch số 333/KH-CCVTLT ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Chi cục Văn thư - Lưu trữ về tổ chức thực hiện các nội dung chi tiết về tham mưu việc quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ;

    Quyết định số 909/QĐ-BNV ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc lĩnh vực văn thư, lưu trữ trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ;

    Quyết định số 4190/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2021 Ủy ban nhân dân Thành phố về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực lưu trữ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ;

    Hướng dẫn số 3582/HD-SNV ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Sở Nội vụ một số nội dung về quy định sử dụng dịch vụ lưu trữ đối với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố;

    Công văn số 249/SNV-CCVTLT ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Sở Nội vụ về việc tổ chức sử dụng dịch vụ chỉnh lý tài liệu lưu trữ theo Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ;

    Hướng dẫn số 3612/HD-SNV ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Sở Nội vụ một số nội dung về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

    Công văn số 3218/SNV-CCVTLT ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Sở Nội vụ về việc tổ chức thực hiện Thông tư số 02/2020/TT-BNV ngày 14 tháng 7 năm 2020 của Bộ Nội vụ;

    Thông báo số 3652/TB-SNV ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Sở Nội vụ về việc tiếp nhận đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ.

Lượt xem: 651