Chi tiết tin

  • Về xây dựng quy chế công tác văn thư và lưu trữ cơ quan [10-06-2016]

    Trong quản lý, hoạt động văn thư và lưu trữ có rất nhiều công việc cụ thể, song song với các công việc cụ thể đó là các định chế, hướng dẫn chuyên sâu, như: Tại khoản 4, Điều 10 của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư, quy định việc ký thừa lệnh phải được thể hiện trong quy chế hoạt động hoặc quy chế văn thư của cơ quan, tổ chức mình: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL.) một số loại văn bản. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức”.

    Trong quản lý, hoạt động văn thư và lưu trữ có rất nhiều công việc cụ thể, song song với các công việc cụ thể đó là các định chế, hướng dẫn chuyên sâu, như: Tại khoản 4, Điều 10 của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư, quy định việc ký thừa lệnh phải được thể hiện trong quy chế hoạt động hoặc quy chế văn thư của cơ quan, tổ chức mình: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL.) một số loại văn bản. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức”.

    Theo Công văn số 260/VTLTNN-NVĐP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc hướng dẫn xây dựng quy chế công tác văn thư, lưu trữ cơ quan. Theo đó, mục đích xây dựng quy chế: Việc xây dựng và ban hành quy chế công tác văn thư và lưu trữ cơ quan nhằm cụ thể hóa các quy định của Nhà nước về công tác văn thư và lưu trữ cho phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ quan, tổ chức; giúp các cơ quan, tổ chức thực hiện thống nhất các hoạt động trong công tác văn thư và lưu trữ; làm cơ sở kiểm tra thực hiện pháp luật trong việc ban hành, quản lý và xử lý văn bản; giữ gìn tài liệu lưu trữ để sử dụng lâu dài”.
    Về đối tượng xây dựng và phạm vi áp dụng quy chế: Tất cả các cơ quan, tổ chức cần xây dựng, ban hành quy chế công tác văn thư và lưu trữ để áp dụng trong cơ quan, tổ chức. Trường hợp các cơ quan, tổ chức trực thuộc có quy định khác, chi tiết hơn các quy định của cơ quan, tổ chức cấp trên thì cần xây dựng và ban hành quy chế riêng để quy định những điều chi tiết, cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc điểm của cơ quan, tổ chức mình.
    Để thực hiện thống nhất công tác quản lý và hoạt động văn thư, lưu trữ trên địa bàn thành phố, Sở Nội vụ đang xây dựng dự thảo Quy chế (mẫu) công tác văn thư và lưu trữ cơ quan trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, ban hành./.

Lượt xem: 8384

Tin khác