Chi tiết tin

  • Báo cáo của UBND TPHCM về sơ kết 03 năm thực hiện Luật Lưu trữ [07-06-2016]

    Ngày 13 tháng 7 năm 2015, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ký và phát hành Báo cáo số 172/BC-UBND về sơ kết 03 năm thực hiện Luật Lưu trữ. Trong đó, tại phần nhận xét, đánh giá chung và đề xuất, kiến nghị các nội dung tập trung như:

    Ngày 13 tháng 7 năm 2015, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ký và phát hành Báo cáo số 172/BC-UBND về sơ kết 03 năm thực hiện Luật Lưu trữ. Trong đó, tại phần nhận xét, đánh giá chung và đề xuất, kiến nghị các nội dung tập trung như:

    1. Nhận xét, đánh giá chung

    a) Ưu điểm

    - Lĩnh vực VTLT luôn được Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố quan tâm, tạo điều kiện phát triển như: Quyết định đầu tư, xây dựng Trung tâm Lưu trữ lịch sử Thành phố, Đề án nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác VTLT của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020, phê duyệt Kế hoạch số hóa hồ sơ, tài liệu tại Kho Lưu trữ chuyên dụng của Chi cục Văn thư - Lưu trữ giai đoạn 1 (2014 - 2015), Chỉ thị về một số biện pháp để giải quyết tài liệu tồn đọng của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh …

    - Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Lưu trữ và các văn bản pháp luật về công tác lưu trữ được tập trung mở rộng với nhiều hình thức phong phú; công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ được tăng cường đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứcvề vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ.

    - Tổ chức bộ máy ngành VTLT được kiện toàn, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành VTLT được tăng cường về số lượng và chất lượng, bước đầu đi vào tính chuyên nghiệp, từ đó cán bộ, công chức, viên chức làm công tác VTLT ngày càng tự tin, yêu nghề và nhiệt huyết trong công việc; công tác chuyên môn, nghiệp vụ từng bước đi vào nề nếp, ổn định và phát triển.

    - Công tác quản lý nhà nước về VTLT ngày càng được tăng cường và chặt chẽ, hệ thống các văn bản quản lý về VTLT luôn được cập nhật, ban hành phù hợp với tình hình mới; Luật Lưu trữ có hiệu lực thi hành là căn cứ pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành thể hiện sự chủ động, sáng tạo trong công tác tham mưu, đề ra các chính sách đột phá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản an toàn và phát huy tối đa giá trị tài liệu nhằm phục vụ lợi ích cho nhà nước và nhân dân.

    - Công tác VTLT tại các cơ quan, tổ chức được lãnh đạo quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả; công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ công tác VTLT được tăng cường góp phần thúc đẩy công tác VTLT đi vào nề nếp, ổn định.

    b) Hạn chế                                             

    - Các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành chưa đồng bộ, có những văn bản ban hành đã lâu chưa được bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình hình mới nên khi thi hành còn nhiều bất cập, lúng túng.

    - Nhận thức của lãnh đạo và côngchức, viên chức ở một số cơ quan, tổ chức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ còn hạn chế, từ đó chưa quan tâm thực hiện nghiêm các quy định về công tác lưu trữ do Nhà nước và Thành phố ban hành.

    - Biên chế công chức, viên chức làm công tác lưu trữ tại một số cơ quan, tổ chức còn thiếu về số lượng, còn kiêm nhiệm công tác khác; một số chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ.

    - Một số cán bộ, công chức, viên chức làm công tác VTLT chưa an tâm công tác, dẫn đến sự thiếu ổn định về nhân sự làm công tác này.

    - Cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư cho công tác VTLT vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là kho lưu trữ ở một số cơ quan, tổ chức còn thiếu hoặc chưa được xây dựng đúng quy định; trang thiết bị còn thiếu; kinh phí cho hoạt động nghiệp vụ lưu trữ còn hạn chế.

    - Việc lập hồ sơ hiện hành, giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan còn chưa được thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt, khối lượng hồ sơ, tài liệu tồn đọng chưa chỉnh lý còn rất lớn.

    - Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tra tìm tài liệu lưu trữ tại nhiều cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện hoặc thực hiện nhưng chưa đạt yêu cầu, chưa được thống nhất.

    c) Nguyên nhân

    - Lãnh đạo một số cơ quan, tổ chức chưa quan tâm đúng mức đến công tác lưu trữ, nên chưa có sự chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên và kịp thời việc thi hành pháp luật về lưu trữ; việc chấp hành các quy định của Nhà nước và Thành phố về VTLT của một số cơ quan, tổ chức và của cán bộ, công chức, viên chức chưa nghiêm. Mặt khác, hệ thống văn bản của Nhà nước trong quản lý công tác VTLT chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ; nhiều vấn đề về quản lý và nghiệp vụ công tác VTLT mà thực tế đang đòi hỏi cấp bách vẫn chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa đầy đủ và cụ thể.
    - Các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữ chưa được sửa đổi phù hợp với thực tế dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ, công chức, viên chức chưa thật sự an tâm công tác, muốn chuyển ra khỏi ngành.
    - Trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác VTLT chưa đồng đều, cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện làm việc chưa được trang bị đầy đủ, hiện đại.
    2. Những đề xuất, kiến nghị 
    Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất, kiến nghị Bộ Nội vụ và Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước như sau:
    a) Sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn thực hiện để phù hợp với Luật Lưu trữ về các vấn đề như: Quy trình, thủ tục, thời gian thẩm định Danh mục tài liệu hết giá trị; thẩm định Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử; quy trình, thủ tục tiêu hủy tài liệu hết giá trị; đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ...
    b) Quy định cụ thể cơ cấu tổ chức bộ máy, số lượng biên chế và phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trung tâm Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh.
    c) Cần sửa đổi, bổ sung về chế độ, chính sách cho công chức, viên chức ngành VTLT để nâng cao đời sống, tạo sự an tâm cho công chức, viên chức và tạo sự ổn định và phát triển của ngành, như: Sửa đổi mức phụ cấp độc hại, quy định phụ cấp ưu đãi ngành, trợ cấp thường xuyên, bồi dưỡng bằng hiện vật…
    d) Quy định cụ thể mô hình tổ chức Kho lưu trữ cấp huyện.
    Tham khảo nội dung Báo cáo số 172/BC-UBND: 

Lượt xem: 8435

Tin khác