Chi tiết tin

  • Ngày truyền thống của ngành Lưu trữ, "Ngày Lưu trữ Việt Nam" ngày 03 tháng 01 hàng năm [09-06-2016]

    Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ quốc gia. Ngày 03 tháng 01 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký Thông đạt số 1C/CP về công tác công văn, giấy tờ. Trong Thông đạt chỉ rõ “Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia và cấm không được tiêu hủy công văn, tài liệu nếu không có lệnh trên rõ rệt cho phép hủy bỏ”. Thông đạt này không chỉ góp phần ngăn chặn tình trạng tùy tiện hủy bỏ hồ sơ, tài liệu lưu trữ mà còn nâng cao ý thức của cán bộ nhân dân đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ Quốc gia mà còn là một trong những văn bản đầu tiên của Nhà nước ta về công tác lưu trữ, đặt nền móng cho ngành Lưu trữ Việt Nam.

    Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ quốc gia. Ngày 03 tháng 01 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký Thông đạt số 1C/CP về công tác công văn, giấy tờ. Trong Thông đạt chỉ rõ “Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia và cấm không được tiêu hủy công văn, tài liệu nếu không có lệnh trên rõ rệt cho phép hủy bỏ”. Thông đạt này không chỉ góp phần ngăn chặn tình trạng tùy tiện hủy bỏ hồ sơ, tài liệu lưu trữ mà còn nâng cao ý thức của cán bộ nhân dân đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ Quốc gia mà còn là một trong những văn bản đầu tiên của Nhà nước ta về công tác lưu trữ, đặt nền móng cho ngành Lưu trữ Việt Nam.
     
    Sau khi hòa bình lập lại, miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế. Trong Thông tư số 259/TT-TW ngày 08 tháng 9 năm 1959, Ban Bí thư đã chỉ rõ: “Tài liệu lưu trữ là một tài sản quý báu, có tác dụng rất lớn trong việc nghiên cứu tình hình, tổng kết kinh nghiệm, định hướng chương trình kế hoạch công tác và đường lối phương châm chính sách về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng như khoa học kỹ thuật. Do đó, việc lưu trữ công văn, tài liệu là một công tác hết sức quan trọng”.
     
    Với ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của công tác lưu trữ đối với xã hội và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, ngày 17 tháng 9 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1229/QĐ-TTg về ngày truyền thống của ngành Lưu trữ Việt Nam và lấy ngày 03 tháng 01 hàng năm là “Ngày Lưu trữ Việt Nam”.
     
    Trước đó, ngày 04 tháng 9 năm 1962, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/CP chính thức thành lập Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng - tiền thân của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước ngày nay, Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng có nhiệm vụ giúp Hội đồng Chính phủ quản lý công tác lưu trữ của Nhà nước; trực tiếp quản lý Kho lưu trữ Trung ương (nay là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia) và huấn luyện, đào tạo, quản lý cán bộ ngành lưu trữ. Việc thành lập Cục Lưu trữ Nhà nước, cơ quan quản lý lưu trữ Nhà nước Trung ương, là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với công tác văn thư, lưu trữ của nước ta.
     
    Trong gần 50 năm xây dựng và phát triển, các cán bộ, công chức, viên chức ngành Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã lao động quên mình và hy sinh thầm lặng giữ gìn an toàn tài liệu lưu trữ, di sản quý giá của dân tộc. Trong thời kỳ đổi mới, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã tích cực giúp Chính phủ và tham mưu cho Bộ Nội vụ thống nhất quản lý công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ Nhà nước tại các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và mở rộng quan hệ hợp tác Quốc tế về lưu trữ.
     
    Hơn 35 năm xây dựng và phát triển thành phố Hồ Chí Minh, cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố đã có những cố gắng nỗ lực, đóng góp to lớn trong việc giữ gìn bảo quản tài liệu tại cơ quan, đơn vị mình.
     
    Năm nay, năm 2011, nhân kỷ niệm "Ngày Lưu trữ Việt Nam", ngày 03 tháng 01 năm 2011, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Vũ Thị Minh Hương đã có Thư chúc mừng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữ. Bức thư có đoạn viết: “Nhân dịp kỷ niệm Ngày Lưu trữ Việt Nam (03/01/2011), thay mặt Đảng ủy, Lãnh đạo Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, tôi xin chúc toàn thể các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữ trong cả nước phát huy truyền thống của các thể hệ đi trước, phấn đấu vượt mọi khó khăn, hoàn thành sứ mệnh chính trị của Ngành Lưu trữ, bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, xứng đáng với niềm tin, sự quan tâm mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó”./.
     
    (Bài viết được trích lược từ Thư chúc mừng Ngày Lưu trữ Việt Nam của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước năm 2010, 2011).

Lượt xem: 5446

Tin khác