Chi tiết tin

  • Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý Văn thư, Lưu trữ thuộc Sở Nội vụ [10-06-2016]

    Phòng Quản lý Văn thư, Lưu trữ thuộc Sở Nội vụ được thành lập tại Quyết định số 202/QĐ-SNV ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh. Quy chế làm việc của Phòng Quản lý Văn thư, Lưu trữ được ban hành kèm theo Quyết định số 1122/QĐ-SNV ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh.

    Phòng Quản lý Văn thư, Lưu trữ thuộc Sở Nội vụ được thành lập tại Quyết định số 202/QĐ-SNV ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh. Quy chế làm việc của Phòng Quản lý Văn thư, Lưu trữ được ban hành kèm theo Quyết định số 1122/QĐ-SNV ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh. 

    Phòng Quản lý Văn thư, Lưu trữ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
    1. Trình Giám đốc Sở Nội vụ để trình Ủy ban nhân dân thành phố:
    a) Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác văn thư; xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển lưu trữ ở địa phương;
    b) Ban hành hoặc điều chỉnh Danh mục các cơ quan thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Trung tâm Lưu trữ thành phố.
    2. Thẩm định, trình Giám đốc Sở để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt “Danh mục nguồn và thành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ thành phố”.
    3. Thẩm tra và trình Giám đốc Sở về “Danh mục tài liệu hết giá trị” của Trung tâm Lưu trữ thành phố và của các cơ quan, đơn vị thuộc Danh mục nguồn nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ thành phố và Lưu trữ quận-huyện.
    4. Giúp Giám đốc Sở Nội vụ thực hiện công tác quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ:
    a) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp công và doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý của thành phố chấp hành các chế độ, quy định pháp luật về văn thư, lưu trữ; 
    b) Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động đối với các các cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp công, doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý của thành phố (các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử của địa phương) và Trung tâm Lưu trữ thành phố;
    c) Quản lý thống nhất về nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ đối với các cơ quan, tổ chức tại thành phố; căn cứ quy định của pháp luật, ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về lưu trữ đối với các cơ quan, tổ chức ở địa phương;
    d) Tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác văn thư và hoạt động lưu trữ;
    đ) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức văn thư, lưu trữ; quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong công tác văn thư và hoạt động lưu trữ;
    e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;
    g) Thực hiện thống kê về lưu trữ theo quy định.
    5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác văn thư và hoạt động lưu trữ.
    6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở Nội vụ giao./. 
     

Lượt xem: 9106

Tin khác