Chi tiết tin

  • Quy định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn TP.HCM

    Ngày 29 tháng 12 năm 2017, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ký và phát hành Quyết định số 67/2017/QĐ/UBND ban hành Quy định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn TP.HCM.

    Theo đó, Quy chế có 5 chương và 18 điều, gồm:

    Chương I Quy định chung, có 2 điều (Điều 1, 2): Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; Mục đích.

    Chương II Chuẩn mực xử sự của công chức trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, có 6 điều (Điều 3 - 9): Những quy định chung; Thời gian làm việc;Trang phục làm việc; Ý thức kỷ luật; Giao tiếp và ứng xử; Quy định về việc chấp hành các quyết định đối với công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ; Quy định về giải quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân khi công chức thi hành nhiệm vụ, công vụ.

    Chương III Chuẩn mực xử sự của công chức trong các mối quan hệ xã hội, có 2 điều (Điều 10,11): Những quy định chung; Chuẩn mực xử sự của công chức trong các mối quan hệ xã hội cụ thể.

    Chương IV Tổ chức kiểm tra thực hiện quy định về quy tắc ứng xử, có 3 điều (Điều 12 - 14): Tổ kiểm tra việc thực hiện Quy định về Quy tắc ứng xử; Nguyên tắc làm việc và cơ chế hoạt động; Chức năng, nhiệm vụ của Tổ kiểm tra.    

    Chương V tổ chức thực hiện, có 4 điều (Điều 15 - 18): Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; Trách nhiệm của công chức; Trách nhiệm giám sát hành vi ứng xử, giao tiếp trong giải quyết công việc của công chức; Điều khoản thi hành.

    Trong đó, tại Điều 5 quy định về trang phục làm việc:

    1. Khi thực hiện nhiệm vụ, công chức phải mặc trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục được quy định như sau:

    a) Đối với nam: mặc quần tây, áo sơmi;

    b) Đối với nữ: mặc quần tây; váy dài (chiều dài váy tối thiểu ngang gối), áo sơmi (áo có tay); comple; bộ áo dài truyền thống.

    Đối với những ngành có quy định riêng về đồng phục thì thực hiện theo quy định của ngành.

    2. Lễ phục của công chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể.

    a) Đối với nam: quần tây, áo sơmi, cà vạt hoặc bộ comple.

    b) Đối với nữ: áo dài truyền thống hoặc bộ comple nữ.

    c) Đối với công chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục.

    3. Phải đeo thẻ công chức khi làm việc và khi thực hiện nhiệm vụ bên ngoài cơ quan. Thẻ công chức có đầy đủ các nội dung và kích thước theo mẫu quy định.

    Tại Điều 7 quy định việc giao tiếp và ứng xử

    1. Giao tiếp và ứng xử với nhân dân

    a) Có thái độ niềm nở, nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc.

    b) Không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu; không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân.

    2. Giao tiếp và ứng xử với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp

    a) Giao tiếp và ứng xử với cấp trên

    Cáp dưới chấp hành quyết định của cấp trên; chủ động, sáng tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật và quy định của cơ quan khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

    Trong giao tiếp và khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, cấp dưới phải có thái độ lịch sự, tôn trọng cấp trên, đúng nguyên tắc chế độ thủ trưởng và theo cấp bậc.

    Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của cấp trên.

    b) Giao tiếp và ứng xử với cấp dưới

    Công chức lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu trong lối sống, trong công tác, giữ gìn đoàn kết nội bộ, đạo đức tác phong, văn hóa trong đơn vị.

    Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của công chức trong đơn vị.

    Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công chức để có cách thức sử dụng, điều hành phù hợp với từng đối tượng nhằm phát huy khả năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động của từng cá nhân trong việc thực thi công vụ, nhiệm vụ được giao.

    Phân công nhiệm vụ cho cấp dưới rõ ràng và theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức (tiến độ, chất lượng, kết quả); ứng xử theo nguyên tắc dân chủ, khách quan, công bằng và minh bạch.

    Không chuyên quyền, độc đoán, coi thường cấp dưới; không được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của cấp dưới.

    c) Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiêp

    Công chức phải ứng xử có văn hóa, tôn trọng và bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; chân thành, thân thiện và đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ.

    Tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp, của tập thể; thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp trên tình thần xây dựng, khách quan.

    không dược lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của đồng nghiệp.

    3. Giao tiếp qua điện thoại và thư điện tử công vụ

    a) Khi giao tiếp qua điện thoại, công chức phải xưng tên, chức danh, chức vụ, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; âm lượng vừa đủ nghe; không tỏ thái độ thiếu lịch sự, không gắt gỏng hay nói trống không; không ngắt điện thoại đột ngột.

    b) Quản lý, sử dụng hộp thư điện tử công vụ theo quy chế. Thực hiện việc gửi, trả lời thư điện tử công vụ kịp thời và lịch sự.

    Quyết định số 67/2017/QĐ-UBND

    NNTL - Chuyên viên phòng HCTH

Tin khác