Chi tiết tin

  • Báo cáo 05 năm thực hiện Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01/10/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ [06-06-2019]

    Ngày 06/6/2019, Sở Nội vụ phát hành Báo cáo số 2076/BC-SNV về đánh giá 05 năm thực hiện Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01/10/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ.

    Báo cáo có nội dung chính như sau:

    I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÔNG TƯ SỐ 09/2014/TT-BNV

    1. Số lượng Chứng chỉ hành nghề lưu trữ đã cấp

    Từ năm 2014 đến 2019, Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh đã cấp 41 Chứng chỉ hành nghề lưu trữ, cụ thể:

    Năm cấp

    Số lượng Chứng chỉ đã cấp

    Ghi chú

    Chỉnh lý

    Số hóa

    Năm 2014

    00

    00

    Cấp mới

    Năm 2015

    00

    00

    Năm 2016

    04

    00

    Năm 2017

    18

    00

    Năm 2018

    10

    07

    Năm 2019

    01

    01

    Tổng cộng

    33

    08

     

    2. Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động lưu trữ từ năm 2014 đến nay

    a) Thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về Chứng chỉ hành nghề lưu trữ: không

    b) Thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về hoạt động lưu trữ

    Ngày 26 tháng 12 năm 2017, Sở Nội vụ ban hành Kế hoạch số 5075/KH-SNV về tổ chức kiểm tra hoạt động dịch vụ lưu trữ. Theo đó, Chi cục đã tổ chức kiểm tra công tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ tồn đọng tại 12 cơ quan, tổ chức. Sau kiểm tra, Chi cục có thông báo kết quả kiểm tra công tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ, thông báo nêu những kết quả đạt được và chưa đạt về chất lượng hoạt động dịch vụ, đồng thời đề nghị các tổ chức hoạt động dịch vụ lưu trữ, hoàn thiện một số nội dung còn hạn chế để công tác chỉnh lý đạt chất lượng.

    3. Phổ biến, tuyên truyền về Thông tư số 09/2014/TT-BNV

    Thực hiện Công văn số 7098/UBND-VX ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ, Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phổ biến, tuyên truyền về Thông tư số 09/2014/TT-BNV như sau:

    - Ban hành Kế hoạch số 3754/KH-SNV ngày 02 tháng 10 năm 2015 tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Thông tư số 09/2014/TT-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ. Tổ chức Hội nghị cho các cơ quan, tổ chức sử dụng dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố vào ngày 25 tháng 11 năm 2015, Hội nghị có 242 người từ các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố tham dự.

    - Đăng trên Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Người Lao động, Báo Tuổi Trẻ, mời các tổ chức, cá nhân đang hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố đăng ký thông tin hoạt động dịch vụ lưu trữ.

    - Đăng tải trên Website Chi cục Văn thư - Lưu trữ.

     4. Ban hành các văn bản về quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ

    Sở Nội vụ ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ như:

    - Hướng dẫn số 3582/HD-SNV ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Sở Nội vụ hướng dẫn một số nội dung về quy định sử dụng dịch vụ lưu trữ đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

    - Hướng dẫn số 3612/HD-SNV ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Sở Nội vụ hướng dẫn một số nội dung về quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ đối với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, đã có 17 cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và được niêm yết trên Website của Chi cục Văn thư - Lưu trữ.

     - Công văn số 249/SNV-CCVTLT ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Sở Nội vụ về việc tổ chức sử dụng dịch vụ chỉnh lý tài liệu lưu trữ.

    - Kế hoạch số 3674/KH-SNV ngày 13 tháng 9 năm 2017 của Sở Nội vụ về tổ chức quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa Thành phố Hồ Chí Minh. Được sự cho phép của Giám đốc Sở Nội vụ, ngày 05 tháng 10 năm 2017, Chi cục Văn thư - Lưu trữ tổ chức Hội nghị triển khai quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ, có đại diện của 8/12 của tổ chức có đăng ký thông tin hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố tham dự.

    II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG

    1. Ưu điểm

    - Được sự quan tâm của lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Nội vụ, nhiều văn bản về công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện Thông tư số 09/2014/TT-BNV được ban hành đến các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố; hướng dẫn quy định quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và hoạt động dịch vụ lưu trữ đối với các cơ quan, tổ chức; quy định sử dụng dịch vụ lưu trữ đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

    - Công tác tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 09/2014/TT-BNV được chú trọng.

    - Số lượng Chứng chỉ hành nghề lưu trữ được cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh tương đối nhiều so với các tỉnh, thành trong cả nước.

    - Trong thời gian chờ triển khai, hướng dẫn thực hiện cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ lưu trữ của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ đã chỉ đạo Chi cục Văn thư - Lưu trữ thông báo và tiếp nhận đăng ký thông tin của các tổ chức hoạt động dịch vụ lưu trữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để quản lý, theo dõi.

    2. Hạn chế

    - Sự quan tâm của doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ hoạt động chỉnh lý còn hạn chế. Năng lực trình độ của đội ngũ lao động chỉnh lý ở một số tổ chức hoạt động dịch vụ lưu trữ chưa cao, thiếu tính chuyên nghiệp, kỹ năng phân tích, lập phương án chỉnh lý chưa sát với tình hình hoạt động của cơ quan, tổ chức. Chất lượng chỉnh lý của các doanh nghiệp tham gia chỉnh lý chưa đồng đều.

    - Về nghiệp vụ chỉnh lý, số hóa của công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức còn hạn chế nên gặp khó khăn trong việc quản lý, kiểm tra chất lượng dịch vụ.

    3. Nguyên nhân của những hạn chế

    - Do tình hình tài liệu tồn đọng tại Thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, nhu cầu về dịch vụ chỉnh lý, số hóa rất lớn nhưng số lượng cá nhân có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ quá ít không đáp ứng được tình hình chỉnh lý tài liệu tồn đọng.

    - Các tổ chức hoạt động dịch vụ lưu trữ từ các tỉnh, thành phố khác đến đăng ký hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều nhưng chất lượng thực hiện hoạt động dịch vụ chưa cao.

    - Lực lượng lao động hoạt động lưu trữ tay nghề chưa cao, số lượng người thực hiện chỉnh lý, số hóa có Chứng chỉ hành nghề rất ít so với số lượng lao động thực tế, đa số chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ văn thư, lưu trữ, chưa nắm được thành phần hồ sơ của hồ sơ, tài liệu nên chưa đáp ứng nhu cầu về chất lượng, hiệu quả lĩnh vực chỉnh lý và số hóa.

    - Ngoài ra, còn có trường hợp một Chứng chỉ hành nghề nhưng đăng ký nhiều tổ chức hoạt động dịch vụ.

    III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

    - Cần có quy định chế tài đối với trường hợp tổ chức cung cấp hoạt động dịch vụ lưu trữ không đạt chất lượng, hiệu quả.

    - Bộ Nội vụ sớm triển khai, hướng dẫn thực hiện cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ lưu trữ và quản lý các tổ chức hoạt động dịch vụ lưu trữ.

    - Cần quy định cụ thể đối với trường hợp cá nhân hoạt động dịch vụ nhưng chưa có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.

    - Điều chỉnh về điều kiện Giấy xác nhận thời gian làm việc từ đủ 03 năm trở lên trong lĩnh vực lưu trữ của cơ quan, tổ chức đối với cá nhân tham dự kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ./.

    Mỹ Giang, Chuyên viên Phòng QLVTLT

    Tệp đính kèm

Lượt xem: 3530

Tin khác