Tin tức sự kiện

  • Góp ý dự thảo Hướng dẫn về ký thừa ủy quyền và thể thức văn bản được ủy quyền (lần 3) [10-06-2016]

    Về ký thừa ủy quyền được quy định tại khoản 6, Điều 1 Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư, để thống nhất thực hiện việc ký thừa ủy quyền ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận-huyện, Sở Nội vụ đã xây dựng dự thảo và tiếp tục lấy ý góp ý hướng dẫn về ký thừa ủy quyền và thể thức văn bản được ủy quyền (dự thảo lần 3, kèm theo Công văn số 825/SNV-QLVTLT ngày 05/7/2010 của Sở Nội vụ). Sau khi có ý kiến góp ý của Ủy ban nhân nhân dân quận-huyện, Sở Nội vụ sẽ tổng hợp hoàn thiện văn bản, hướng dẫn thực hiện./.

  • Thời gian lưu trữ tài liệu là hồ sơ chứng thực bản sao từ bản chính, hồ sơ bản dịch giấy tờ là bao nhiêu năm ? [10-06-2016]

    Tài liệu lưu trữ là hồ sơ chứng thực bản sao từ bản chính: Tại khoản 2, Điều 21 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính chứng thực chữ ký, quy định: “Đối với việc chứng thực bản sao từ bản chính thì cơ quan chứng thực phải lưu một bản sao để làm căn cứ đối chiếu khi cần thiết. Thời hạn lưu trữ bản sao tối thiểu là 2 năm. Khi hết hạn lưu trữ, việc tiêu hủy bản sao được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ”.

  • Về xây dựng quy chế công tác văn thư và lưu trữ cơ quan [10-06-2016]

    Trong quản lý, hoạt động văn thư và lưu trữ có rất nhiều công việc cụ thể, song song với các công việc cụ thể đó là các định chế, hướng dẫn chuyên sâu, như: Tại khoản 4, Điều 10 của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư, quy định việc ký thừa lệnh phải được thể hiện trong quy chế hoạt động hoặc quy chế văn thư của cơ quan, tổ chức mình: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL.) một số loại văn bản. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức”.

  • Thống kê và khảo sát tình hình thực hiện công tác lưu trữ tại phường-xã-thị trấn [10-06-2016]

    Thực hiện Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28 tháng 04 năm 2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức văn thư, lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp; Để có cơ sở xây dựng dự thảo hướng dẫn thực hiện thống nhất công tác văn thư, lưu trữ tại phường-xã-thị trấn trên địa bàn thành phố, ngày 01 tháng 7 năm 2010, Sở Nội vụ đã có Công văn số 817/SNV-QLVTLT đề nghị Ủy ban nhân dân quận-huyện thống kê và khảo sát tình hình thực hiện công tác lưu trữ tại phường-xã-thị trấn.

  • Các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh [10-06-2016]

    Theo Thông tư số 04/2006/TT-BNV ngày 11 tháng 4 năm 2006 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử các cấp. Trong đó, tại khoản 2, Mục II của Thông tư này, có phần hướng dẫn danh mục các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ tỉnh. Theo đó, có 2 Danh mục cơ quan thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh:

  • Kết thúc chuơng trình lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ (lớp 1) năm 2010 [10-06-2016]

    Ngày 29 tháng 6 năm 2010, tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận 1, Sở Nội vụ phối hợp với Trường Trung cấp Văn thư Lưu trữ Trung ương tổ chức buổi kiểm tra cuối khóa học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ (Lớp 1) năm 2010 cho 97 học viên đã tham dự học, với chương trình 80 tiết. Các học viên dự học và kiểm tra cuối khóa sẽ được cấp giấy chứng nhận của Trường Trung cấp Văn thư Lưu trữ theo quy định.

  • Nội dung sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý và sử dụng con dấu [10-06-2016]

    Trước đây, việc quản lý và sử dụng con dấu được thực hiện theo các văn bản: Nghị định số 56/CP ngày 17/3/1966 của Chính phủ; Quyết định số 90/HĐBT ngày 01/9/1976 của Hội đồng Bộ trưởng; Quyết định số 90/HĐBT ngày 19/7/1989 của Hội đồng Bộ trưởng; Nghị định số 62/CP ngày 22/9/1993 của Chính phủ; Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 28/4/2001 của Chính phủ.

  • Thẩm định "Danh mục tài liệu hết giá trị" thuộc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh [10-06-2016]

    Sáng ngày 23 tháng 6 năm 2010, tại cơ quan Sở Tư pháp, Phòng Quản lý Văn thư, Lưu trữ phối hợp với Trung tâm Lưu trữ thuộc Sở Nội vụ thành phố tổ chức thẩm định "Danh mục tài liệu hết giá trị" thuộc Phông Lưu trữ Sở Tư pháp. Theo đó, tổng số tài liệu đưa ra tiêu hủy là 102 mét giá tài liệu, thời gian từ năm 1984 - 2008, bao gồm các loại hồ sơ là lý lịch tư pháp, hồ sơ đăng ký kết hôn, hồ sơ cha mẹ con là những hồ sơ do đương sự không đến nhận và đã hết thời hạn lưu trữ. Ngoài ra, còn có các loại tài liệu trùng thừa, tài liệu bị bao hàm, tư liệu tham khảo, sách báo...đã được loại ra trong quá trình chỉnh lý. Tổ thẩm định "Danh mục tài liệu hết giá trị" thuộc Sở Nội vụ đang hoàn thiện biên bản kết quả thẩm định trình lãnh đạo Sở Nội vụ xem xét, quyết định.

  • Về đối tượng áp dụng việc ký thừa ủy quyền theo Nghị định số 09/2010/NĐ-CP [10-06-2016]

    Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư có nội dung quy định cụ thể hơn về ký thừa ủy quyền, tại khoản 6, Điều 1 của Nghị định này quy định: “Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu một đơn vị trong cơ quan, tổ chức ký thừa ủy quyền (TUQ.) một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền theo thể thức và đóng dấu của cơ quan, tổ chức ủy quyền”.