Chi tiết hỏi đáp
-
Người hỏi: Dương Thành Tâm
Email: letuan147852@gmail.com
Ngày hỏi: 23-03-2022
Câu hỏi:
Anh / chị hãy cho biết Khẳng định này đúng hay sai. Giải thích. (10 điểm) Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh thu thập, tiếp nhận tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức cấp huyện. Trả lời: Đúng. Giải thích: chưa đủ ý. Theo Luật Lưu trữ 01/2011/QH13 ngày 11/11/2011, Chương II, Mục III, Điều 20, Khoản 2, điểm b quy định: Lưu trữ lịch sử ở cấp tỉnh thu thập, tiếp nhận tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không thuộc các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a khoản này. Em trả lời như thế này có đúng không ạ. Mong quý cơ quan giải thích giúp em ạ. Em xin cảm ơn.Ngày trả lời: 23-03-2022
Trả lời:
Chào bạn!
Điểm b, Khoản 2 Điều 20 Luật Lưu trữ quy định: Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh thu thập, tiếp nhận tài liệu lưu trữ chủ yếu từ các nguồn hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện và đơn vị hành chính - kinh tế đặt biệt không thuộc các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu của Lưu trữ lịch sử ở Trung ương
Mặt khác, tại Điều 4 Thông tư số 17/2014/TT-BNV ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử các cấp. Trong đó, xác định các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh như sau:
1. Các cơ quan, tổ chức tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)
a) Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân;
b) Ủy ban nhân dân;
c) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
d) Tòa án nhân dân;
đ) Viện kiểm sát nhân dân;
e) Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Bộ chỉ huy quân sự, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng;
g) Các tổ chức trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chức năng quản lý Nhà nước;
h) Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân;
i) Cơ quan, tổ chức của Trung ương, các đơn vị thành viên của các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước được tổ chức, hoạt động theo ngành dọc ở cấp tỉnh;
k) Doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định thành lập;
l) Các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh hoạt động bằng ngân sách nhà nước.
2. Các cơ quan, tổ chức quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện)
a) Hội đồng nhân dân;
b) Ủy ban nhân dân;
c) Tòa án nhân dân;
d) Viện kiểm sát nhân dân;
e) Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự;
g) Cơ quan, tổ chức của Trung ương được tổ chức, hoạt động theo ngành dọc ở cấp huyện.
Và tại Quyết định số 135/QĐ-BNV ngày 06 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nội vụ về việc định chính Thông tư số 17/2014/TT-BNV ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử các cấp. Theo đó, xác định các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh.
Như vậy, các cơ quan, tổ chức cấp huyện thuộc nguồn nộp lưu được hiểu là cả các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện./.
Câu hỏi khác
- Tôi là văn thư tại Công ty liên doanh Việt - Nga Vietsovpetrol, tôi có tình huống cần tư vấn như sau: Cơ quan tôi hiện đã áp dụng chữ ký điện tử và con dấu số cho hầu hết các văn bản, tài liệu. Trong trường hợp lãnh đạo đã phê duyệt văn bản bằng chữ ký điện tử thì in văn bản ra và đóng mộc tươi vào thì có được coi là bản chính không? Nếu không được coi là bản chính thì cần làm theo trình tự như thế nào để văn bản đó được xem là bản chính. Xin nêu rõ quy định pháp lý để áp dụng trong trường hợp này. Xin trân trọng cảm ơn./.
- 555
- 555
- 555
- 555
- 555
- 555
- 555
- 555
- 555