Chi tiết hỏi đáp

  • Người hỏi:  Huỳnh Công Danh

    Email:  j85bvbnd@gmail.com

    Ngày hỏi:  28-08-2017

    Câu hỏi:  
    Cho em hỏi là Kí thừa lệnh và Kí thừa ủy quyền khác nhau như thế nào? Khi nào được phép kí thừa lệnh và khi nào được phép kí thừa ủy quyền

    Ngày trả lời:  28-08-2017

    Trả lời:  

    Chào bạn Danh!

    Liên quan đến nội dung bạn hỏi, chúng tôi trả lời như sau:

    1. Sự khác nhau giữa quy định về ký thừa lệnh và ký thừa ủy quyền:

    Ký thừa lệnh Ký thừa ủy quyền
    Về ký thừa lệnh được quy định tại Khoản 4 Điều 10 của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL.) một số loại văn bản. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức. Về ký thừa ủy quyền được quy định tại Khoản 6, Điều 1 của Nghị định số 09/2010/NĐ-CP: Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu một đơn vị trong cơ quan, tổ chức ký thừa ủy quyền (TUQ.) một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền theo thể thức và đóng dấu của cơ quan, tổ chức ủy quyền.

     

    2. Để được ký thừa lệnh và ký thừa ủy quyền, thủ trưởng cơ quan cần quy định cụ thể việc giao ký này bằng văn bản hoặc trong Quy chế công tác văn thư, lưu trữ cơ quan.

    Một số ý trao đổi cùng bạn, cám ơn bạn đã quan tâm đến công tác VTLT. Mong nhận được các ý kiến khác từ bạn./.


Câu hỏi khác