Chi tiết hỏi đáp
-
Người hỏi: Võ Khánh Hằng
Email: khanhhangvo@yahoo.com
Ngày hỏi: 24-10-2022
Câu hỏi:
Tôi là nhân viên văn thư trường THPT 1. Có phải tất cả văn bản đều phải đưa qua vthu lưu? Vì có nhiều văn bản hiệu trưởng ban hành, chỗ Nơi nhận, hiệu trưởng ko ghi VT nên ko đưa VT lưu 2. Thủ trưởng phát hành văn bản đã qua 1 tháng thì đánh số thứ tự như thế nào ạ? 3. Các văn bản do hiệu trưởng ban hành đưa về các lớp hiệu trưởng có ký tên nhưng ko đóng dấu thì có hợp lệ ko? 4. Khi đưa văn thư đóng dấu, văn thư có quyền được đọc vb đó rồi mới đóng dấu ko? Vì kế toán hay thư ký hội đồng đưa qua đóng dấu đều bắt văn thư đóng dấu liền, lấy liền, không cho đọc, lật ngay trang cuối để văn thư đóng dấu thôi 5.Văn thư trường THPT có được hưởng phụ cấp độc hại 0.2 không ạ? Xin chân thành cảm ơnNgày trả lời: 24-10-2022
Trả lời:
Chào bạn!
Bạn làm công tác văn thư cơ quan, bạn cần nghiên cứu quy định quản lý văn bản trong Nghị định số 30/2020/NĐ-CP và các tài liệu tham khảo khác về nghiệp vụ này để đề xuất thủ trưởng cơ quan ban hành Quy chế công tác văn thư, lưu trữ và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ của công tác văn thư, nhất là công tác quản lý văn bản.
Việc bạn quan tâm, bạn cần đề xuất thủ trưởng cơ quan cho đi học bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác văn thư, nhất là quản lý văn bản hoặc bạn nghiên cứu trong Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về nguyên tắc trong công tác văn thư, công tác ký văn bản cho số, ký hiệu, đóng dấu, phát hành và lưu văn bản.
Người làm công tác văn thư chưa có quy định được hưởng phụ cấp độc hại (hiện có quy định chế độ này cho người làm công tác lưu trữ).
Câu hỏi khác
- Kính chào Chi cục, Chi cục cho tôi được hỏi trường hợp đóng dấu treo, dấu giáp lai các văn bản (bản photo) của các cơ quan khác gửi đến dưới dạng cung cấp hồ sơ để xử lý công việc. Thông thường cá nhân tôi thấy chỉ có đóng dấu khi cung cấp cho Đoàn kiểm toán hoặc Đoàn Thanh tra thì đóng dấu như vậy có đúng quy định không? Xin chân thành cảm ơn./.
- Trong quy định về thời gian giao nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan có ghi: Trường hợp phòng ban, cá nhân có nhu cầu giữ lại hồ sơ, tài liệu đã đến hạn nộp lưu thao quy định để phục vụ cho công việc hoặc công việc chưa kết thúc thì phải được sự đồng ý của lãnh đạo Sở và phải lập danh mục hồ sơ tài liệu lưu giữ lại. Thời gian lưu giữ hồ sơ tài liệu không quá 02 năm kể từ ngày đến hạn nộp lưu. Vậy nếu cá nhân, tổ chức có nhu cầu giữ lại thì có cần phải làm thủ tục gì không? Và có mẫu biên nhận gì không ạ? Em cảm ơn!
- Tại bước 6-Lập hồ sơ hoặc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo Hướng dẫn lập hồ sơ (người thực hiện là Lưu trữ viên bậc 3), còn ở bước 11-Viết bìa và viết chứng từ kết thúc (người thực hiện là Lưu trữ viên bậc 2). Vì vậy khi thực hiện bước 11 viết bìa và chứng từ kết thúc nhân viên Công ty không thực hiện việc ký vào chứng từ kết thúc tại vị trí Người lập hồ sơ mà chỉ căn cứ vào ký hiệu thông tin ở Phiếu tin để ghi tên người lập hồ sơ vào chứng từ kết thúc. Như vậy ở chứng từ kết thúc người lập hồ sơ (Lưu trữ viên bậc 3) có phải ký vào chứng từ kết thúc không? (Hướng dẫn tại công văn 283/VTLTNN-NVTW không đề cập đến và tại mẫu Bìa hồ sơ theo Quyết định 62/QĐ-LTNN ngày 07/5/2002 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước v/v ban hành tiêu chuẩn ngành “Bìa hồ sơ” không có ghi (ký và ghi rõ họ tên). Ghi chú: Lưu trữ lịch sử
- Chi cục cho mình hỏi, việc cấp số, thời gian ban hành văn bản là nhiệm vụ của văn thư được quy định tại NĐ 30, nhưng có một số văn bản như Thư cảm ơn... không lấy số thì việc ghi ngày ban hành các văn bản này có phải nhiệm vụ của văn thư không ạ, có quy định chi tiết ở văn bản nào ko ạ?