Chi tiết hỏi đáp

  • Người hỏi:  Trần Thị Hải Yến

    Email:  Tranthihaiyen16051975@gmail.com

    Ngày hỏi:  08-08-2017

    Câu hỏi:  
    Vui lòng cho tôi hỏi: 1. Tên cơ quan chủ quản/ Đơn vị ban hành văn bản có phông và size bằng với dòng 1 (13) hay dòng 2 (14) của Quốc hiệu. 2. Đánh số văn bản và ngày, tháng, năm bằng máy đúng hay bằng tay? có văn bản nào quy định? 3. Phần nội dung văn bản có được phép viết tắt chữ "Về việc (V/v)", ví dụ Quyết định.... về việc (V/v)?

    Ngày trả lời:  08-08-2017

    Trả lời:  

    Chào bạn Hải Yến!

    Liên quan đến nội dung của bạn hỏi, chúng tôi xin trả lời như sau:

    1. Tại Điều 7 Thông tư số 01/2011/TT-BNV quy định thể thức và kỹ thuật trình bày “Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản”, trong đó tên cơ quan ban hành văn bản bao gồm tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có); có cùng cỡ chữ với Quốc hiệu. Tuy nhiên, thể thức Quốc hiệu có 2 cỡ chữ 12 - 13 hoặc 13 - 14. Việc áp dụng cỡ chữ của Tên cơ quan ban hành văn bản sẽ do cơ quan bạn lựa chọn và quyết định trên cơ sở phạm vi cỡ chữ cho phép và tình hình cụ thể về độ đài của thể thức này, bạn có thể áp dụng được ở 02 cỡ chữ 13 hoặc 14.

    2. Tại Điều 15 của Thông tư số 01/2011/TT-BNV quy định văn bản có hai trang trở lên phải đánh số trang, việc đánh số trang phải thực hiện trong quá trình soạn thảo trên máy tính để khi in văn bản có hiển thị số trang, không đánh số trang (hiển thị) số trang thứ nhất.

    Thông thường việc soạn thảo văn bản phải qua quy trình trình ký cho nên dự thảo văn bản thường được đánh máy đến tháng (trừ trường hợp ngày cuối tháng, có khả năng sang tháng khác) và năm tại thể thức địa danh, ngày tháng năm ban hành văn bản, sau khi Thủ trưởng cơ quan ký, Văn thư cơ quan sẽ ghi ngày và làm thủ tục phát hành văn bản.

    3. Tại phần trích yếu nội dung của văn bản được áp dụng như sau:

    Mở đầu của dòng trích yếu nội dung của văn bản dành cho công văn được phép viết tắt và thống nhất áp dụng “V/v…”. 

    Tuy nhiên, mở đầu của dòng trích yếu nội dung của văn bản có tên loại thì không viết tắt, cần viết đầy đủ “Về việc…”. 

    Đối với phần nội dung văn bản (lời văn bản), khi viện dẫn, dẫn chiếu, trích dẫn bạn phải viết đầy đủ  "về việc…". Ví dụ như: Theo Công văn số 636/SNV-CCVTLT ngày 22 tháng 02 năm 2017 của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về việc thể thức và kỹ thuật trình bày “Nơi nhận” trong văn bản hành chính.

    Một số nội dung trao đổi đến bạn. Cán ơn bạn đã quan tâm đến công tác VTLT./.


Câu hỏi khác