Chi tiết hỏi đáp
-
Người hỏi: Bùi Hoài Nam
Email: nambuihoai74@gmail.com
Ngày hỏi: 12-11-2019
Câu hỏi:
Xin cho hỏi sự giống nhau và khác nhau trong việc sử dụng mẫu phiếu gửi và phiếu chuyển trong việc chuyển công văn hành chính. Phiếu chuyển được sử dụng trong việc chuyển các loại văn bản hành chính nào và tương tự với phiếu gửi. Theo cách hiểu của tôi thì Phiếu chuyển được sử dụng để chuyển đơn thư khiếu nại và các văn bản, tài liệu do cơ quan tổ chức bên ngoài công ty ban hành đến các đơn vị trong công ty có thẩm quyền giải quyết. Phiếu gửi đê chuyển các văn bản tài liệu của Công ty đến các phòng ban, đơn vị trong nội bộ công ty.Ngày trả lời: 12-11-2019
Trả lời:
Chào bạn!
Sự khác nhau giữa Phiếu chuyển và Phiếu gửi:
1. Phiếu chuyển được dùng trong quá trình tiếp nhận, xử lý và giải quyết văn bản đến
Trường hợp nhận được văn bản, đơn, thư không thuộc chức năng, thẩm quyền giải quyết, cơ quan sẽ chuyển đến cơ quan đúng chức năng, thẩm quyền (trường hợp chuyển đơn, thư khiếu nại, tố cáo, bạn cần thực hiện đúng quy định của Luật này về thẩm quyền giải quyết, nội dụng nào được chuyển và thời gian chuyển).
Khi xác định chuyển, thực hiện theo Mẫu Phiếu chuyển 1.17 ban hành kèm Thông tư số 01/2011/TT-BNV.
2. Phiếu gửi được dùng trong quá trình theo dõi việc chuyển phát văn bản đi
Phiếu gửi dùng trong trường hợp văn bản, hồ sơ quan trọng khi phát hành; việc chuyển phát đi này cần lập Phiếu gửi để theo dõi việc chuyển phát văn bản đi.
Việc xác định những văn bản đi cần lập Phiếu gửi do đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo văn bản đề xuất, trình người ký văn bản quyết định hoặc theo yêu cầu của người ký văn bản.
Phiếu gửi thực hiện theo Mẫu 1.18 ban hành kèm Thông tư số 01/2011/TT-BNV.
Việc quản lý văn bản bạn nghiên cứu và thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV.
Như vậy, trong nội bộ của Công ty, việc chuyển văn bản đến, bạn có thể xử dụng phiếu theo dõi văn bản và cần lập sổ cho ký nhận việc chuyển văn bản đến sau khi có ý kiến phân phối của người quản lý. Khi nhận được văn bản cần giải quyết, người được phân công sẽ lập phiếu giải quyết văn bản (mẫu này bạn tham khảo trong Thông tư số 07/2012/TT-BNV).
Việc phát hành văn bản đi trong nội bộ cơ quan, bạn chỉ cần lập sổ cho ký nhận.
Câu hỏi khác
- Kính gửi Chi cục Văn thư -Lưu trữ. Em có một bộ hồ sơ bị trộn lẫn với vài bộ hồ sơ khác. Em phải làm như thế nào để phân loại và sắp xếp lại hồ sơ đó ạ ( hồ sơ được sắp xếp theo ngày tháng trên văn bản hay số kí hiệu của văn bản) và lập danh mục hồ sơ như thế nào. Kính mong chi cục hướng dẫn.
- Muốn xin trích lục trước bạ án phòng lục sự Tòa sơ thẩm SaiGon ngày 15/04/1969. Số trước bạ 303.9 ngày 16/06/1969
- Kính gửi Chi cục Văn thư –Lưu trữ TP.HCM, em có câu hỏi như sau: 1. Quyết định có ký số được không hay phải ký tay và được quy định ở văn bản nào?
- thành phần hồ sơ xin khai thác dữ liệu là bản vẽ đính kèm quyết định phê duyệt tổng mặt bằng do ủy ban nhân dân quận 7 phê duyệt. chúng tôi là tổ chức cần khai thác phải làm những thủ tục gì
- Em làm việc tại Văn phòng đất đai. Hồ sơ đất đai lưu trữ là bản gốc. Vậy khi có yêu cầu sao hồ sơ gồm sao y , sao lục, trích sao thì cơ quan có được quyền đặt dấu sao y, sao lục, trích sao để đóng lên hồ sơ không ạ. Em đang thắc mắc về trích sao hồ sơ điện tử. có hướng dẫn em cách thực hiện được không ạ
- Tòa án Quận Bình Thạnh đã gởi Quyết định ,Yêu cầu cung cấp tài liệu , chứng cứ từ ngày 06/02/202 4 ,đến nay bản thân tôi Nguyên đơn chưa nhận được phản hồi của Chi cục Văn thư Lưu trữ trả lời cho Tòa Án
- Hiện nay cơ quan tôi đang thí điểm thực hiện Hệ thống quản lý văn bản điện tử và tiến hành ký số trên văn bản điện tử. Kính đề nghị Chi cục cho ý kiến hướng dẫn: Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ văn thư trên Hệ thống, khi chúng tôi tạo lập 01 văn bản A dưới dạng văn bản điện tử bằng cách ký số (ký số của cá nhân lãnh đạo và dấu của cơ quan) có phải đồng thời tạo lập văn bản A dưới dạng văn bản giấy bằng cách ký sống như trước đây không ? Trong trường hợp không cần đồng thời tạo lập thêm văn bản A dưới dạng văn bản giấy thì cách thức lưu hồ sơ giấy đối với văn bản A đó như thế nào ?
- Chi cục cho em hỏi, trong cơ quan thành lập hội đồng, ví dụ hội đồng thanh lý tài sản..., nếu biên bản họp ký thì chỗ ký ghi là TM. HỘI ĐỒNG, CHỦ TỊCH ký hay chỉ ghi CHỦ TRÌ ạ,và nếu ghi TM. HỘI ĐỒNG thì chữ THƯ KÝ ghi ngang hàng với TM. HỘI ĐỒNG hay ngang hàng với chữ CHỦ TỊCH ạ?
- Khi sắp sếp hồ sơ các văn bản cùng khổ giấy A4 được sắp theo cùng chiều dọc, khi đánh số tờ phải đánh theo góc phải tờ tài liệu theo quy định. Tuy nhiên, trong hồ sơ đó có 1 tờ là danh sách. Cho em hỏi khi đánh số tờ có cần quay tờ danh sách nằm ngang lại để đánh số không hay vẫn đánh theo chiều dọc. Trân trọng cảm ơn.