Chi tiết tin
-
Văn bản hành chính có 32 thể loại, văn bản của Đảng có 33 thể loại [24-03-2017]
Để phân biệt những điểm khác biệt về thể loại, thành phần thể thức giữa văn bản hành chính và văn bản của Đảng, dưới đây là thống kê, so sánh về tên loại văn bản, thành phần thể thức của văn bản hành chính và văn bản của Đảng.
1. Cơ sở pháp lý:
Thể loại và thành phần thể thức văn bản hành chính được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 1 Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư.
Thể loại và thành phần thể thức văn bản của Đảng được quy định tại Điều 14, 15 và 16 của Quy định số 66-QĐ/TW Ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát hành về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng.
2. Thể loại văn bản:
a) Văn bản hành chính gồm có 32 thể loại:
Nghị quyết (cá biệt), Quyết định (cá biệt), Chỉ thị, Quy chế, Quy định, Thông cáo, Thông báo, Hướng dẫn, Chương trình, Kế hoạch, Phương án, Đề án, Dự án, Báo cáo, Biên bản, Tờ trình, Hợp đồng, Công văn, Công điện, Bản ghi nhớ, Bản cam kết, Bản thỏa thuận, Giấy chứng nhận, Giấy uỷ quyền, Giấy mời, Giấy giới thiệu, Giấy nghỉ phép, Giấy đi đường, Giấy biên nhận hồ sơ, Phiếu gửi, Phiếu chuyển, Thư công.
b) Văn bản của Đảng có 33 thể loại. Trong đó:
25 loại hình văn bản: Cương lĩnh chính trị; Điều lệ Đảng; Chiến lược; Nghị quyết; Quyết định; Chỉ thị; Kết luận; Quy chế; Quy định; Thông tri; Hướng dẫn; Thông báo; Thông cáo; Tuyên bố; Lời kêu gọi; Báo cáo; Kế hoạch; Quy hoạch; Chương trình; Đề án; Phương án; Dự án; Tờ trình; Công văn; Biên bản.
08 loại hình văn bản, giấy tờ hành chính: Giấy giới thiệu; Giấy chứng nhận; Giấy đi đường; Giấy nghỉ phép; Phiếu gửi; Giấy mời; Phiếu chuyển; Thư công.
3. Thành phần thể thức:
3.1. Văn bản hành chính có 10 thành phần và các trường hợp bổ sung:
a) 10 thành phần:
- Quốc hiệu;
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
- Số ký hiệu của văn bản;
- Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;
- Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;
- Nội dung văn bản;
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;
- Dấu của cơ quan, tổ chức;
- Nơi nhận;
- Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật).
b) Quy định khác:
- Đối với công văn, ngoài các thành phần được quy định tại điểm a của khoản này, có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-mail); số điện thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ Trang thông tin điện tử (Website) và biểu tượng (logo) của cơ quan, tổ chức.
- Đối với công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công không bắt buộc phải có tất cả các thành phần thể thức trên và có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-mail); số điện thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ Trang thông tin điện tử (Website) và biểu tượng (logo) của cơ quan, tổ chức.
3.2. Văn bản của Đảng có 9 thành phần bắt buộc và 3 thành phần bổ sung
a) 9 thành phần thể thức bắt buộc:
- Tiêu đề “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM”.
- Tên cơ quan ban hành văn bản.
- Số và ký hiệu văn bản.
- Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản.
- Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản.
- Phần nội dung văn bản.
- Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
- Dấu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
- Nơi nhận văn bản.
b) Thành phần thể thức bổ sung:
Ngoài các thành phần thể thức bắt buộc, đối với từng văn bản cụ thể. Tùy theo nội dung và tính chất, có thể bổ sung các thành phần thể thức sau đây:
- Dấu chỉ mức độ mật (mật, tối mật, tuyệt mật).
- Dấu chỉ mức độ khẩn (khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc hẹn giờ).
- Các chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, giao dịch, bản thảo và tài liệu hội nghị.
Các thành phần thể thức bổ sung do người ký văn bản quyết định./.
HVP
Tham khảo bảng thống kê tập tin dưới đây:
Lượt xem: 69400
Tin khác
- Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Thông báo kế hoạch tổ chức kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ [07-04-2021]
- Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 4292/KH-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố  [23-03-2021]
- Bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành về xác định khu vực cấm, địa điểm cấm và danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật. [26-02-2021]
- Quy định về Danh mục nghề, công việc, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm [18-02-2021]
- Về bảo vệ, bảo quản tài liệu lưu trữ trong các ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, tết và thời tiết biến đổi [09-02-2021]
- Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 của Đề án thu thập hồ sơ, tài liệu của các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ lịch sử Thành phố giai đoạn 2018 - 2022  [09-02-2021]
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 của Đề án chỉnh lý tài liệu lưu trữ tồn đọng tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố giai đoạn 1975 - 2015 [08-02-2021]
- Kế hoạch kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ năm 2021 [03-02-2021]
- Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo xây dựng Kế hoạch công tác văn thư, lưu trữ năm 2021 [01-02-2021]
- Việc quản lý tài liệu lưu trữ khi chia, tách, sáp nhập cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính [25-01-2021]
- Báo cáo kết quả thực hiện chỉnh lý hoặc nguyên nhân chưa sử dụng kinh phí chỉnh lý tài liệu [18-01-2021]
- Sở Nội vụ ban hành Kế hoạch công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ năm 2021 [08-01-2021]
- Bộ Nội vụ hướng dẫn phương hướng nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ năm 2021 [06-01-2021]
- Tổng kết công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử năm 2020 [04-01-2021]
- Báo cáo kết quả tổ chức Hội nghị hướng dẫn thực hiện Đề án chỉnh lý tài liệu lưu trữ tồn đọng của các sở, ban, ngành [25-11-2020]