Chi tiết tin

  • Phúc đáp Phòng Tư pháp quận Bình Thạnh về thể thức văn bản ký thừa ủy quyền [12-12-2019]

    Ngày 11/12/2019, Giám đốc Sở Nội vụ ký và phát hành Công văn số 6068/SNV-CCVTLT để trả lời Trưởng phòng Tư pháp quận Bình Thạnh về thể thức văn bản ký thừa ủy quyền.

    Theo đó, Công văn có nội dung chủ yếu:

    Sở Nội vụ nhận được Công văn số 6928/STP-KTrVB ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Sở Tư pháp về hướng dẫn về thể thức văn bản ký thừa ủy quyền đối với Trưởng phòng chuyên môn thuộc UBND quận, huyện kèm theo Công văn số 360/TP ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Phòng Tư pháp quận Bình Thạnh về đề nghị xem xét nội dung hướng dẫn chưa phù hợp nội dung quy định pháp luật, Sở Nội vụ có ý kiến như sau:

    1. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Công văn số 1016/BNV-CQĐP ngày 08 tháng 3 năm 2019, Sở Nội vụ điều chỉnh hướng dẫn thể thức văn bản ký thừa ủy quyền đối với Trưởng phòng chuyên môn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện ủy quyền thực hiện nhiệm vụ tại Hướng dẫn số 3043/HD-SNV ngày 06 tháng 8 năm 2019.

    Trong đó, đối tượng điều chỉnh là Thủ trưởng cơ quan cấp trên ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan cấp dưới, ví dụ như: Giám đốc Sở Nội vụ ủy quyền cho Chi cục trưởng Chi cục Văn thư - Lưu trữ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện ủy quyền cho Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tư pháp (trường hợp cơ quan cấp dưới này có pháp nhân, có con dấu).

    2. Quy định tại Khoản 6, Điều 1 Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định: "Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu một đơn vị trong cơ quan, tổ chức ký thừa ủy quyền (TUQ.) một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền theo thể thức và đóng dấu của cơ quan, tổ chức ủy quyền".

    Quy định này áp dụng cho trường hợp Thủ trưởng cơ quan ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị. Thủ trưởng đơn vị ở quy định này được hiểu là một tổ chức bên trong của cơ quan, tổ chức; đơn vị này không có pháp nhân, không có con dấu (theo Công văn số 135/VTLTNN-NVĐP ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) thì văn bản ký thừa ủy quyền thực hiện theo thể thức và đóng dấu của cơ quan, tổ chức ủy quyền. Ví dụ: Giám đốc Sở ủy quyền cho Trưởng phòng thuộc Sở.

    3. Trường hợp các cơ quan Bộ, ngành có các quy định, hướng dẫn mẫu văn bản, thể thức văn bản chuyên ngành về ký thừa ủy quyền thì thực hiện theo các mẫu văn bản, thể thức văn bản chuyên ngành này./.

    TH

    Xem văn bản:

    Tệp đính kèm

Lượt xem: 2015

Tin khác